Tuyên Quang: Hút "ông lớn" vào chế biến lâm sản

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển tiềm năng kinh tế lâm nghiệp, Tuyên Quang luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực chế biến lâm sản.

Tuyên Quang hiện có 424.689,40ha rừng, trong đó có 45.582,37ha rừng đặc dụng, 114.997,32ha rừng phòng hộ và 264.109,71ha rừng sản xuất.

Tuyên Quang hiện có 424.689,40ha rừng, trong đó có 45.582,37ha rừng đặc dụng, 114.997,32ha rừng phòng hộ và 264.109,71ha rừng sản xuất.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp

Tuyên Quang hiện có 424.689,40ha rừng, trong đó có 45.582,37ha rừng đặc dụng, 114.997,32ha rừng phòng hộ và 264.109,71ha rừng sản xuất. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được các cấp, chính quyền địa phương quan tâm.

Phát huy lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm qua, Tuyên Quang đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp; đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng; tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất lâm nghiệp; quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất nguyên liệu; luôn duy trì ổn định tỷ lệ che phủ của rừng ở mức 65% (đứng thứ 3 cả nước); thực hiện cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC và tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế lâm nghiệp...

Tuyên Quang đã xây dựng Dự án phát triển lâm nghiệp và Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời xây dựng Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035. Từ đó, thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) gắn với điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.

Đồng thời, phê duyệt quy hoạch vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lớn của tỉnh với diện tích hơn 200.000 ha; quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố với sản phẩm chủ lực là gỗ rừng trồng (gỗ lớn và gỗ nguyên liệu) trong đó vùng cung cấp gỗ lớn là 47.495 ha và vùng cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy là  211.631,0 ha. Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, nâng độ che phủ rừng năm 2019 đạt 65%.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang, năng suất rừng trồng sản xuất giai đoạn 2016 – 2020 với tổng sản lượng gỗ khai thác ước đạt 4.180 nghìn mét khối, tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn đạt 6,5%; cấp chứng chỉ rừng được 30.366 ha, chiếm 13% tổng diện tích rừng sản xuất của tỉnh, tạo việc làm cho hơn 44.000 lao động tại địa phương. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm. Đến nay, tỉnh đã cấp 106.065 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 185.303,0 ha.

Cải thiện môi trường đầu tư

Thực hiện công tác quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh, Tuyên Quang đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của 5 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý. Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng. Do vậy, các chỉ tiêu sản xuất lâm nghiệp của tỉnh luôn hoàn thành vượt kế hoạch từ 2 đến 6%.

Bên cạnh đó, Tuyên Quang luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, đã thu hút được các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực chế biến lâm sản như: Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa công suất 1.300.000 m3/năm; Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang 680.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đũa tách của Công ty cổ phần Thương mại sản xuất - xuất khẩu Phúc Lâm (Chiêm Hóa) 10.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bột giấy huyện Na Hang 25.000 m3/năm; Nhà máy chế biến gỗ Chiêm Hóa 200.000 m3/năm; Nhà máy ván ép nhân tạo MDF 120.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu 160.000 m3/năm; Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần gỗ Đông Dương 20.000 m3/năm và Nhà máy sản xuất viên gỗ nén 12.000 m3/năm…

Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang

Dây chuyền chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang đã sản xuất được 680.000 m3/năm

Hiện Tuyên Quang có 9 nhà máy chế biến lớn và 382 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản nhỏ lẻ nhu cầu nguyên liệu khoảng 2.250.000 m3/năm. Do đó, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh đã từng bước phát triển, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2019 đạt hơn 1.123 tỷ đồng, tăng 6,6 % so với năm 2018, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang cho hay.

Đồng thời, Tuyên Quang đã chỉ đạo các sở ban ngành hướng dẫn, đôn đốc thực hiện việc mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững, nâng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC. Hiện đã có 25.366 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng FSC. Với diện tích này, Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC cao nhất  nước (tăng 5.579ha so với diện tích năm 2018). Triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng thuộc Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao trong sản xuất lâm nghiệp và chế biến gỗ đã được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Cơ cấu, tỷ lệ cây giống chất lượng cao được đưa vào sản xuất và trồng rừng ngày càng được nâng lên. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp đăng ký hoạt động hằng năm sản xuất được 19,3 triệu cây giống keo, lát, bạch đàn, mỡ…

Đặc biệt, Tuyên Quang đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương thương mại nhằm giới thiệu các sản phẩm đến với khách hàng thông qua các hội chợ triển lãm. Sản phẩm (giấy, bột giấy, ván dán, ván sàn, đũa,...) của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa Tuyên Quang, Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang,... đã xuất khẩu sang những thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc),…

Là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về độ che phủ của rừng với tổng diện tích rừng là 424.689,40 ha, Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh hình mẫu phát triển lâm nghiệp.

Theo đó, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tuyên Quang cho biết, tỉnh sẽ phấn đấu mỗi năm trồng thêm 15.000 ha rừng, trong đó có hơn 87% được trồng bằng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; đưa năng suất rừng trồng kinh doanh gỗ lớn đạt 170 m3/ha/chu kỳ; cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC cho hơn 75% diện tích rừng trồng; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân hơn 6,5%/năm...

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, giá trị rừng trồng; phát triển lâm sản ngoài gỗ; thâm canh rừng sản xuất gỗ lớn; nâng cao giá trị sản phẩm gỗ thông qua chế biến xuất khẩu, từng bước xây dựng trung tâm chế biến gỗ lớn tại Tuyên Quang. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang đã xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tuyên Quang: Hút "ông lớn" vào chế biến lâm sản tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714093375 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714093375 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10