Tỷ phú Jeff Bezos: Từ người giàu nhất hành tinh tới mối lo lớn với Amazon

Diendandoanhnghiep.vn CEO Amazon Jeff Bezos là ứng viên hàng đầu để trở thành tỉ phú đầu tiên của thế giới có tài sản lên tới nghìn tỉ USD vào đầu năm 2026.

Jeff Bezos không đơn độc trong hành trình đưa tài sản tiến tới gần mốc 13 chữ số bất chấp đại dịch COVID-19, ly hôn, làm từ thiện hay tác động của giá dầu giảm. Người sáng lập và CEO của Amazon dự kiến sẽ trở thành tỉ phú đầu tiên trên thế giới có tài sản lên tới nghìn tỉ USD vào đầu năm 2026, theo một khảo sát gần đây của Comparisun.

Khi Amazon bước sang tuổi 25, Jeff Bezos đã trở thành một tượng đài trong giới công nghệ, cùng với Bill Gates thay phiên giữ danh hiệu người giàu nhất toàn cầu, mang đến trợ lý ảo Alexa và chi gần 14 tỷ USD để mua lại chuỗi cửa hàng thực phẩm Whole Foods. Trước khi đạt đến những thành công này, ông đã trải qua 10 năm đáng nhớ.

10 năm thăng trầm

2010: Ra mắt Amazon Studios, đối đầu Hollywood. Amazon Studios mua lại các bộ phim điện ảnh, series truyền hình hoặc tự sản xuất phim gốc. Trong những năm qua, studio này đã đạt thành công bước đầu với chương trình "The Marvelous Mrs. Maisel", phim "Manchester by the Sea". Cũng trong năm đó, Bezos và vợ tham dự "trại hè tỷ phú" ở Sun Valley. Tại thời điểm này ông đã có trong tay 12,6 tỷ USD.

CEO Amazon Jeff Bezos là ứng viên hàng đầu để trở thành tỉ phú đầu tiên của thế giới có tài sản lên tới nghìn tỉ USD vào đầu năm 2026. Ảnh: AFP.

CEO Amazon Jeff Bezos là ứng viên hàng đầu để trở thành tỉ phú đầu tiên của thế giới có tài sản lên tới nghìn tỉ USD vào đầu năm 2026. Ảnh: AFP.

2012: Jeff Bezos bắt đầu cạo trọc, tuy nhiên "kiểu tóc" này vẫn chưa trở thành phong cách thời trang chính thức của ông. Trong một bức ảnh chụp vào năm 2013, đầu của vị tỷ phú trông giống như vừa mới được cạo. Sau đó, chưa ai thấy thêm một sợi tóc nào của Jeff Bezos.

2013: Bezos mua The Washington Post với giá 250 triệu USD, chiếm chưa đến 1% giá trị tài sản ròng của ông.

2014: Lần đầu tiên và duy nhất đến nay Amazon giới thiệu smartphone. Fire Phone thất bại, nhưng thời điểm này Bezos đã nắm trong tay 30,5 tỷ USD. Cùng năm, Amazon mua dịch vụ phát trực tuyến Twitch, ra mắt loa thông minh Echo tích hợp trợ lý ảo Alexa.

2015: Amazon mở cửa hàng offline đầu tiên tại Seattle và kỷ niệm 20 năm thành lập. CEO Jeff Bezos bỏ ra 65 triệu USD mua máy bay riêng có 8 chỗ ngồi.

2016: Ông dùng máy bay cá nhân để đưa một phóng viên của Washington Post (người thứ 2 từ phải sang) về nhà sau khi người này bị bắt giữ tại Iran.

2017: Bezos vượt qua Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới. Kể từ đó, 2 tỷ phú công nghệ thay phiên nhau nắm giữ danh hiệu này, nhưng CEO Amazon có thời gian "ở ngôi" lâu hơn.

Cùng năm, công ty vũ trụ Blue Origin của Bezos đã tiết lộ một tên lửa được thiết kế để đưa khách du lịch lên không gian có tên New Shepard. Bản thân ông chuyển từ hình ảnh "mọt sách công nghệ" sang biểu tượng thời trang sành điệu và tham gia mạng xã hội Instagram. Thương vụ thâu tóm chuỗi siêu thị thực phẩm Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD cũng diễn ra trong năm 2017.

2018: New York Times gọi Bezos là biểu tượng phong cách, mô tả ông như một "gã cơ bắp với áo phông đen". Jeff và vợ MacKenzie xuất hiện công khai cùng nhau lần cuối tại Vanity Fair Oscar Party 2018.

2019: Vào tháng 1, cặp đôi nhà Bezos tuyên bố ly hôn sau 25 năm chung sống. Chỉ 1 ngày sau đó, National Enquirer công bố chi tiết về Bezos và bạn gái mới của ông, Lauren Sanchez.

Ít ngày sau, Jeff Bezos đăng tải bài viết công khai trên Medium tố cáo chủ bút của National Enquirer dùng những hình ảnh nhạy cảm của ông để gây áp lực. "Thay vì đầu hàng và chịu cảnh bị đe dọa, tôi quyết định đăng chính xác những gì họ gửi cho tôi".

Vào tháng 7, theo thoải thuận ly hôn, Jeff Bezos chuyển 1/4 cổ phần cho vợ cũ, biến bà MacKenzie trở thành người phụ nữ giàu thứ 3 thế giới.

Theo báo cáo tài chính gần nhất, Jeff Bezos hiện có khoảng 110 tỷ USD. CEO Amazon bắt đầu thực hiện các kế hoạch lớn tiếp theo như để mắt tới đội bóng bầu dục Seattle Seahawks, ủng hộ Michael Bloomberg tranh cử tổng thống Mỹ.

Những điểm yếu "chết người" của Amazon

Amazon giờ đây không còn chỉ là 1 công ty bán sách đơn thuần mà đã trở thành gã khổng lồ công nghệ trị giá tới 1.300 tỷ USD. Đại dịch COVID-19 lại càng chứng minh tầm quan trọng của Amazon đối với cuộc sống thường ngày ở Mỹ và châu Âu khi mà công ty đóng vai trò quan trọng trong tất cả các mảng từ thương mại điện tử, logistics đến điện toán đám mây.

Nhìn qua thì có thể nói rằng Covid-19 mang đến thời cơ không thể tốt hơn cho Amazon, nhưng công ty có giá trị vốn hóa cao thứ 4 thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề: công chúng đòi hỏi ở Amazon nhiều trách nhiệm xã hội hơn, chi phí tài chính tăng cao và những đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện.

Làn sóng kỹ thuật số sinh ra từ Covid-19 bắt đầu khi người tiêu dùng đổ xô đi tích trữ giấy vệ sinh và mì ống. Quý I, doanh thu của Amazon tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng đột biến, mỗi ngày Bezos đều kiểm tra lượng hàng tồn kho. Amazon đã tuyển dụng thêm 175.000 nhân viên, trang bị cho họ 34 triệu đôi gang tay và thuê thêm 12 máy bay chở hàng mới, nâng tổng số máy bay trong đội bay lên con số 82. Tiếp sức cho nền tảng thương mại điện tử bùng nổ là cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và hệ thống thanh toán hùng mạnh. Doanh thu của mảng điện toán đám mây cũng tăng 33% trong quý I.

Câu hỏi ở đây là liệu làn sóng này có sớm lắng xuống hay không. Các cửa hàng đang mở cửa trở lại, mặc dù vẫn phải thực hiện những biện pháp giữ vệ sinh phòng dịch. 

Lúc này, Bezos cũng phải đối mặt với không ít vấn đề hóc búa. Đầu tiên là những lo ngại cho rằng Amazon, giống như Google trong mảng tìm kiếm, đang dần biến thành tập đoàn độc quyền. Năm ngoái, Amazon chiếm 40% thị phần thương mại điện tử và 6% tổng doanh số bán lẻ ở Mỹ. Các nghiên cứu về "hiệu ứng Amazon" cho thấy các công việc mới mà Amazon tạo ra trong nhà kho hay công đoạn giao hàng giúp bù đắp lại số việc làm mất đi ở các cửa hàng vật lý, và mức lương tối thiểu 15 USD/giờ của Amazon là cao hơn mức trung bình trong ngành bán lẻ. Nhưng chiến lược của Amazon đã tạo ra những thay đổi lớn mang tính cách mạng trên thị trường lao động.

Ngoài ra có một số ổ dịch tại các nhà kho của Amazon làm dấy lên những chỉ trích về điều kiện làm việc. Và cũng có một số ý kiến chỉ trích mô hình kinh doanh của Amazon có thể dẫn đến xung đột lợi ích. Ví dụ như, liệu nền tảng thương mại điện tử của hãng có đối xử với những người bán là bên thứ ba công bằng như với các sản phẩm do chính Amazon sản xuất ra? Quốc hội Mỹ và cả EU đang điều tra vấn đề này. Liệu các công ty khác có an toàn khi cung cấp những dữ liệu nhạy cảm cho AWS (mảng đám mây của Amazon)?

Vấn đề lớn thứ hai nằm ở sức khỏe tài chính của Amazon. Bezos liên tục mở rộng công ty sang nhiều ngành khác, khiến ngày nay Amazon có tài sản lên tới 104 tỷ USD, gần bằng con số 119 tỷ USD của đối thủ cũ kỹ Walmart. Kết quả là lợi nhuận nếu chưa tính đến mảng đám mây khá thấp và đại dịch khiến lợi nhuận thặng dư của mảng thương mại điện tử càng mỏng đi. Bezos khẳng định Amazon có thể kiếm tiền từ nguồn dữ liệu khổng lồ, bán quảng cáo và thuê bao. Đến nay nhà đầu tư vẫn tin vào điều đó. Nhưng lợi nhuận thặng dư của mảng thương mại điện tử thấp sẽ khiến Amazon khó lòng tách riêng mảng đám mây.

Mối lo cuối cùng của Bezos là những đối thủ cạnh tranh mới. Bezos vẫn luôn nói rằng ông quan sát người tiêu dùng chứ không phải đối thủ, nhưng gần đây chắc hẳn ông phải chú ý đến việc các đối thủ tận dụng đại dịch như thế nào. Doanh số bán hàng trực tuyến của Walmart, Target và Costco đã tăng gấp đôi hoặc hơn thế trong tháng 4. Các công ty kỹ thuật số độc lập cũng đang sống tốt. Nếu gộp cổ phiếu của Shopify, Netflix và UPS thành 1 nhóm thì nhóm này đã có diễn biến tốt hơn cổ phiếu Amazon kể từ đầu năm đến nay. Ở các thị trường bên ngoài Mỹ, Amazon cũng đang để thua MercadoLibre ở Mỹ Latinh, Jio ở Ấn Độ và Shopee ở Đông Nam Á. Ở Trung Quốc, kẻ thống trị là Alibaba, JD.com và một số cái tên hoàn toàn mới như Pinduoduo.

Những công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới cần phải giải được những bài toán hóc búa. Nếu Bezos tăng lương cho công nhân để làm hài lòng những chính trị gia ở các địa phương theo khuynh hướng dân túy, Amazon sẽ mất đi lợi thế chi phí thấp. Nếu chia tách mảng đám mây để làm hài lòng các nhà quản lý, tình hình tài chính sẽ yếu đi trông thấy. Và nếu Amazon tăng giá để làm hài lòng các cổ đông, thị phần sẽ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. 25 năm đã trôi qua, tầm nhìn của Bezos về 1 thế giới trong đó tất cả các hoạt động của con người từ đi mua sắm đến xem và đọc đều diễn ra trên mạng đã trở thành hiện thực. Nhưng công việc điều hành Amazon không hề dễ dàng hơn, nếu không muốn nói là khó hơn rất nhiều.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tỷ phú Jeff Bezos: Từ người giàu nhất hành tinh tới mối lo lớn với Amazon tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714044895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714044895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10