Để sử dụng và phát triển IoT, 5G, Chính phủ điện tử thì việc triển khai IPv6 là điều tất yếu. Nguồn tài nguyên IPv6 ở tại Việt Nam hiện đã sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT.
Các xu hướng công nghệ mới ngày nay như: Internet of Things (IoT), mạng di động 4G/5G,… đều bắt buộc phải có sự hỗ trợ của IPv6. Điều này cho thấy tầm quan trọng của IPv6 đối với sự phát triển của công nghệ trong tương lai. Như một ví dụ điển hình, sẽ cho thấy những phân tích sau đây về tầm quan trọng của IPv6 trong quá trình triển khai, sử dụng và phát triển của công nghệ IoT.
Các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải tiến hành nâng cấp hệ thống, tăng cường việc quản lý và tối ưu hoá băng thông nếu không muốn đứng ngoài xu thế. Việc triển khai IPv6 cho dịch vụ 4G LTE, 5G trong tương lai và cho các dịch vụ nội dung trên mạng Internet là tất yếu, bởi IPv6 có tính ưu việt giúp tiết kiệm được chi phí vận hành lâu dài, đáp ứng được yêu cầu triển khai cho các thiết bị mới để mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm
11:02, 23/03/2019
06:30, 10/03/2019
02:44, 01/03/2019
01:45, 21/02/2019
03:14, 19/02/2019
11:00, 12/02/2019
06:00, 09/02/2019
Mỗi thiết bị khi kết nối đến mạng IoT sẽ sử dụng ít nhất một địa chỉ mạng. Nhiều nhà phân tích đã dự đoán sẽ có khoảng 50 tỉ thiết bị được kết nối vào năm 2020, trong khi đó không gian địa chỉ IPv4 chỉ cung cấp khoảng hơn 4 tỉ địa chỉ. Thậm chí nếu sử dụng phương thức chuyển đổi địa chỉ mạng NAT (Network Address Translation) và không gian địa chỉ cá nhân (private), thì nhu cầu sử dụng địa chỉ cho các thiết bị kết nối IoT cũng vượt qua khả năng cho phép của IPv4.
Theo thống kê của Google, tính đến tháng 2/2019, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đã vượt trên 31% với hơn 15 triệu người sử dụng IPv6 (6,8 triệu khách hàng di động 3G/4G được hỗ trợ IPv6). Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á (sau Malaysia), xếp thứ 3 Châu Á – Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Malaysia) và xếp thứ 06 trên thế giới về tỉ lệ ứng dụng IPv6. Có thể khẳng định, nguồn tài nguyên IPv6 tại Việt Nam hiện đã sẵn sàng để phát triển 4G/LTE, 5G và IoT.
Đối với mảng di động, hai doanh nghiệp tiêu biểu trong triển khai IPv6 tại Việt Nam là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel). Theo thống kê của Trung tâm Thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) đến cuối năm 2018, VNPT dẫn đầu về kết quả triển khai IPv6 tại Việt Nam với tỉ lệ ứng dụng IPv6 đạt hơn 35%, đóng góp khoảng 56% cho kết quả triển khai IPv6 Việt Nam.
Theo Ban công tác thúc đẩy IPv6 tại Việt Nam, kết quả này có được là do VNPT đã tiên phong triển khai IPv6 cho dịch vụ di động 4G LTE tại Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai IPv6 cho thuê bao FTTH. Tính đến cuối năm 2018, VNPT đã chuyển đổi IPv6 cho hơn 800.000 thuê bao Vinaphone. Theo đó, chỉ riêng trong tháng 12/2018, số lượng thuê bao di động được triển khai IPv6 của VNPT đã tăng lên gần gấp đôi.
Là đơn vị xếp thứ 2 với kết quả tăng trưởng IPv6 đột phá trong năm 2018, Tập đoàn Viettel đóng góp hơn 22% vào tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam. Cũng theo APNIC, Viettel đạt tỉ lệ ứng dụng IPv6 đạt 25% (tăng hơn 1195 lần so với cùng kỳ năm trước). Tới thời điểm hiện tại, Viettel đã triển khai IPv6 cho 2.300.000 thuê bao di động, trở thành nhà mạng có thị phần thuê bao di động hỗ trợ IPv6 lớn nhất Việt Nam.
Theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, giai đoạn 3 (2016-2019) là giai đoạn chính thức chuyển đổi các dịch vụ sang hoạt động với nền tảng IPv6. Để hoàn thành mục tiêu chung của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 là Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy trên nền tảng công nghệ IPv6 kể từ năm 2019, việc cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng cần được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là dẩy mạnh chuyển đổi IPv6 cho 4G LTE và dịch vụ nội dung. Bởi đây là hai mảng dịch vụ then chốt cần được đẩy mạnh chuyển đổi IPv6 trong năm 2018 theo xu hướng bùng nổ thông tin di động và dịch vụ nội dung số trên nền tảng IPv6 trên thế giới.