Vaccine nào có khả năng kháng lại biến thể B.1.617?

CẨM ANH 18/05/2021 05:00

Hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ tuyên bố vaccine Covaxin của hãng này có hiệu quả đối với các biến thể B.1.617 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ.

Vaccine Covaxin

Vaccine Covaxin có hiệu quả chống lại biến thể B.1.617 tại Ấn Độ

Cụ thể, theo Nghiên cứu liên quan do Viện Virus học quốc gia và Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ thực hiện được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases, Bharat Biotech cho biết vaccine Covaxin "tạo ra hiệu giá trung hòa (có nghĩa là nồng độ của kháng thể) chống lại tất cả các biến thể mới hiện nay". Ngoài Covaxin, một loại vaccine khác của Ấn Độ là Covishield cũng được đánh giá là có hiệu quả với biến chủng mới này.

Hiện hãng dược phẩm này chưa cung cấp thêm nhiều dữ liệu nghiên cứu cụ thể. Các chuyên gia y tế cũng nhận định, đây mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu trong phòng thí nghiệm và có khả năng, tác động trong thế giới thực có thể bị hạn chế.

Tuy nhiên, nếu vaccine này được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ và được các cơ quan y tế quốc tế nhanh chóng thông qua, điều này sẽ mở ra cơ hội đẩy lùi dịch bệnh tại các quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề do sự lây lan của các biến chủng mới như Ấn Độ, Bangladesh…

Theo lưu ý của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau Covaxin và Covishield, vaccine của Pfizer/BioNTech cũng được phát hiện là có hiệu quả chống lại biến thể B.1.617 tại Ấn Độ. Một nghiên cứu hiện đang được đánh giá ngang hàng đã kết luận rằng vaccine của hãng dược này ngăn ngừa khả năng tử vong hoặc tiên lượng nặng ở những người bị nhiễm biến thể B.1.617, nhưng có thể khó ngăn chặn các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Các loại vaccine của các hãng dược khác như Johnson&Johnson, AstraZeneca, Novavax… chưa có dữ liệu về hiệu quả với biến chủng mới.

Anurag Agarwal, Giám đốc Viện Genomics và Sinh học Tích hợp của CSIR nhận định, đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có một phần của biến thể B.1.617 có khả năng thoát khỏi sự vô hiệu hóa của các kháng thể do vaccine tạo ra, và không có bằng chứng nào cho thấy biến thể có khả năng kháng lại hoàn toàn hiệu quả của vaccine.

Vaccine của hai hãng dược Pfizer/BioiNTech cũng cho kết quả tốt trong việc chống lại biến thể mới

Vaccine của hai hãng dược Pfizer/BioiNTech cũng cho kết quả tốt trong việc chống lại biến thể mới

Mặt khác, trên thực tế, vaccine không ngăn ngừa 100% sự lây nhiễm cho con người. Vì vậy, ngay cả những chủng virus thông thường cũng có thể lây nhiễm sang những người đã được tiêm phòng và đôi khi sẽ bị tái nhiễm. Nhưng nếu các biến chủng của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan không kiểm soát, nhiều khả năng  các đột biến sẽ cộng gộp hoặc thậm chí khuếch đại lẫn nhau, tạo thành một lá chắn kép ngăn ngừa hiệu quả của vaccine.

Cho tới thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về biến chủng B.1.617 vẫn đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới để đánh giá mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan. Tuy nhiên, Stacia Wyman, một nhà khoa học gen tại Đại học California, Berkeley cho biết, B.1.617 có một số đột biến đã được chứng minh là đáng lo ngại hơn so với các biến thể khác.

“Các nghiên cứu sơ bộ về các đột biến của biến thể này cũng cho thấy một số có thể giúp biến thể B.1.617 bám chặt hơn vào các tế bào, làm tăng khả năng lây nhiễm của chúng. Mặc dù vậy, vẫn chưa thể chắc chắn về mức độ nguy hiểm của biến thể này vì các nhà khoa học chưa có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận cụ thể”, bà Wyman cho biết.

Chính vì vậy, các công cụ tốt nhất để chống lại Covid-19 không chỉ vẫn hoạt động mà còn rất mạnh mẽ. Cho đến khi các nhà có đủ dữ liệu về biến chủng mới này, việc tiêm vaccine Covid-19 diện rộng vẫn cần được triển khai nhanh chóng để tất cả những người chưa được chủng ngừa trong nhóm tuổi từ 18 đến 50 được tiêm ít nhất 1 liều vaccine nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: Gần 400 phóng viên các cơ quan báo chí được tiêm vaccine COVID-19

    20:00, 17/05/2021

  • GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Việt Nam đủ khả năng tiếp nhận công nghệ để sản xuất vaccine

    11:00, 16/05/2021

  • Doanh nghiệp Việt sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 mới?

    11:00, 13/05/2021

  • Nữ nhân viên y tế sốc phản vệ, Đà Nẵng dừng tiêm vaccine

    18:03, 10/05/2021

  • Thủ tướng: "Vaccine nào cũng có phản ứng phụ, người dân đừng lo sợ!"

    00:23, 09/05/2021

  • Bộ Y tế đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều cách để mua vaccine

    00:09, 06/05/2021

  • Hà Nội: Thống nhất triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân  

    16:52, 05/05/2021

  • WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của Moderna

    09:06, 01/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vaccine nào có khả năng kháng lại biến thể B.1.617?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO