Vai trò của nhà máy lọc dầu trong nước hiện nay là “một ẩn số trong phương trình giải bài toán nguồn cung trong nước”.
>>Rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải đáp chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) về nguồn cung không thiếu, nhưng vẫn tăng cường nhập khẩu. Nguồn cung phụ thuộc vào nước ngoài như vậy thì các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò như thế nào trong việc bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm nguồn cung trong nước? Bên cạnh Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng có giải pháp nào căn cơ hơn để quản lý số lượng xăng dầu đưa ra thị trường trong nước, giá cả trên thị trường?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, vai trò của nhà máy lọc dầu trong nước hiện nay là “một ẩn số trong phương trình giải bài toán nguồn cung trong nước”.
Việt Nam có thời điểm không có nhà máy lọc dầu nào nhưng trong nước vẫn không thiếu xăng dầu, các nước bên cạnh không có nhà máy lọc dầu cũng không thiếu. Trong khi đó, các nước có nhà máy lọc dầu thì cũng không có giá chênh lệch quá xa so với giá thế giới.
Cung cấp thông tin về hoạt động các nhà máy lọc dầu trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu lớn là Bình Sơn và Nghi Sơn. Nhà máy Bình Sơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư hoạt động ổn định, công suất cung cấp 30-35% tổng lượng xăng dầu trong nước. Nghi Sơn là nhà máy liên doanh với đối tác nước ngoài thì hoạt động không hiệu quả.
Về vấn đề nội tại của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, “chủ yếu là vấn đề tài chính”. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là một bên trong liên doanh, đã báo cáo vấn đề này với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tập đoàn này cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để đấu tranh, yêu cầu hai liên doanh còn lại thực hiện đúng cam kết cung ứng dầu ra thị trường trong nước. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Nghi Sơn là nhập hoàn toàn từ dầu thô của Kuwait, trong bối cảnh biến động giá, việc khan hiếm nguồn cung là không thể tránh.
"Khi nào PVN cam kết chắc chắn trước Bộ Công Thương rằng sản lượng lấy từ Nhà máy Nghi Sơn đảm bảo nguồn cung theo kế hoạch thì Bộ Công Thương mới dừng nhập xăng dầu", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
>>Kiểm soát chặt giá hàng thiết yếu, chống thẩm lậu xăng dầu qua biên giới
Cũng nêu vấn đề tranh luận, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) chất vấn: “Hiện tượng găm hàng xăng dầu chờ tăng giá khiến dư luận bức xúc. Các đại lý nhỏ lẻ nói không có hàng để bán, đại lý phía trên không đưa xuống thì có hiện tượng “găm hàng” từ trên hay không”?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, qua thanh tra 16.800 cửa hàng bán lẻ có 211 cửa hàng có hiện tượng đóng cửa, trong đó phần lớn đóng cửa do sự cố kỹ thuật. Về vấn đề có hàng hay không, Bộ trưởng cho biết, truy đến cùng thì các cửa hàng này nhận xăng dầu từ Nghi Sơn. Nghi Sơn dừng đột ngột thì các cửa hàng này cũng không dễ nhận xăng dầu từ các đơn vị cung cấp khác.
Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời chia sẻ nguồn cung từ các nhà cung ứng sử dụng hàng nhập của các đơn vị cung ứng khác, đồng thời tiến hành thanh kiểm tra 33 đơn vị nhập khẩu xăng dầu, mặc dù có kết quả bước đầu, song “chưa có đủ căn cứ, dữ liệu, thực hiện đủ các quy trình nên chưa thể báo cáo cụ thể”.
Nhưng tinh thần chung của Bộ Công Thương là “nếu phát hiện doanh nghiệp đầu mối nào không thực hiện đúng chức năng sẽ xử lý theo quy định pháp luật, hình thức xử phạt cao nhất là rút giấy phép kinh doanh”. Bộ trưởng cũng khẳng định không có hiện tượng “găm hàng” từ vĩ mô.
Có thể bạn quan tâm
07:30, 16/03/2022
05:30, 16/03/2022
17:30, 15/03/2022
15:00, 15/03/2022
22:44, 14/03/2022
05:30, 14/03/2022
03:30, 13/03/2022
00:06, 12/03/2022
18:44, 11/03/2022
02:30, 11/03/2022
19:03, 10/03/2022
03:40, 04/03/2022