Nội bộ cơ quan đoàn kết thống nhất, các mặt công tác được triển khai khá toàn diện. Vai trò và uy tín của VCCI được nâng cao.
>>Báo chí - bạn đồng hành của doanh nghiệp trên “mặt trận” kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2022, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của VCCI được triển khai thực hiện theo kế hoạch và đật kết quả tốt.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2022, ngày 23/7.Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ cơ quan VCCI đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực. Công tác quản lý tài chính, tài sản, quản trị văn phòng có nhiều cải tiến và đi vào nề nếp.
Công tác kế hoạch, tổng hợp, chế độ thông tin, báo cáo được đổi mới vả về nội dung và hình thức. Việc chăm lo đời sống cán bộ nhân viên được đảm bảo.
“Nội bộ cơ quan đoàn kết thống nhất, các mặt công tác được triển khai khá toàn diện. Vai trò và uy tín của VCCI được nâng cao”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Vẫn theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, văn phòng đại diện, các công ty, đơn vị trực thuộc đã có nhiều sáng tạo trong việc phát triển các hoạt động tự cân đối, đa dạng hoá hình thức hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp.
Tăng cường quan hệ hợp tác với các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ chính trị, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, hoạt động của cơ quan VCCI trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn một số hạn chế, khó khăn.
Về khách quan, Đại hội VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2016 đã được tổ chức thành công tốt đẹp vào năm 2021. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ mới.
Có sự thay đổi mô hình quản lý tài chính đối với VCCI, các yêu cầu mới về quy trình tài chính và chưa có hướng dẫn cụ thể khiến cho nhiều dự án sử dụng ngân sách nhà nước của VCCI vẫn phải triển khai nhưng chưa được giải ngân theo tiến độ.
“Điều này gây khó khăn cho các đơn vị trong việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động, cũng như các hoạt động sẽ bị dồn vào 6 tháng cuối năm”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nói.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động của VCCI “ở thế” bị động do phải chờ phê duyệt hoặc yêu cầu, giao nhiệm vụ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như hoạt động đối ngoại, xây dựng pháp luật… nên có thể phát sinh hoặc bị trì hoãn.
Tình hình dịch Covid-19 trong 3 tháng đầu năm 2022 đã có những diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều hoạt động hội thảo, sự kiện của VCCI phải hoãn, thay đổi quy mô hoặc hình thức tổ chức so với dự kiến.
Rất nhiều doanh nghiệp đã bị đóng cửa, giải thể, gặp khó khăn do tác động của Covid-19 và hệ luỵ chiến sự ở Ukaine. Điều này đã ản hưởng đến việc triển khai các hoạt động của VCCI, đặc biệt đối với các nhóm hoạt động sử dụng nguồn tự cân đối, cần huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, như khảo sát, lấy ý kiến góp ý, hội thảo…
Về chủ quan, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực đôi lúc còn thiếu sự thống nhất trong quan điểm tiếp cận, các thức triển khai dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai một số hoạt động.
Đối với công tác xây dựng kế hoạch, các đơn vị còn chưa chủ động, chậm tiến độ trong việc xây dựng kế hoạch công tác năm dẫn đến việc thẩm định và phê duyệt kế hoạch bị chậm.
Bên cạnh đó, việc chưa có quyết định giao kế hoạch phân bổ các chương trình, dự án hỗ trợ từ ngân sách nhà nước năm 2022 của VCCI và thanh quyết toán các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các đơn vị.
Đối với công tác triển khai kế hoạch, các đơn vị nhiều lúc còn bị động, lúng túng trong quá trình triển khai, đặc biệt là các nhiệm vụ mới, quan trọng, có quy mô lớn.
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ hội viên vẫn chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp. Nội dung một số hoạt động còn mang tính trùng lặp, chồng chéo.
Các định mức và quy định tài chính đối với các hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước không còn phù hợp với vật giá thực tế khiến việc triển khai hoạt động khó khăn. Nhiều hoạt động thuộc nguồn tự cân đố khó triển khai do thiếu nguồn lực và chưa tận dụng tốt nguồn lực sẵn có.
Đối với công tác quản trị nội bộ, các quy chế, quy định quản trị nội bộ chưa được hoàn thiện kịp thời. Nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động của cơ quan còn hạn chế.
Sự kết nối, bổ trợ hoạt động giữa các đơn vị, chi nhánh Văn phòng đại diện chưa đồng bộ. Chế độ thông tin báo cáo nội bộ chưa được thông suốt, chất lượng báo cáo của các đơn vị chưa đạt yêu cầu. Kỷ luật về thông tin, báo cáo chưa được thực hiện triệt để.
Công tác khai thác, quản lý tài sản, đặc biệt là việc khai thác, sử dụng diện tích văn phòng trống chưa hiệu quả…
Để hoàn thành và vượt kế hoạch công tác năm 2022, nhiệm vụ đối với cơ quan VCCI 6 tháng cuối năm là rất nặng nề. Điều này đặt ra đối với VCCI là phải nâng cao hơn nữa vai trò đại điện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức để phục hồi và phát triển, thực hiện thành công sứ mệnh, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã đặt ra.
Từ đó, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công yêu cầu, trong 6 tháng cuối năm 2022, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, cơ quan VCCI cần tập trung khiển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau.
Thứ nhất, tiếp tục triển khai Chương trình hành động của VCCI thực hiện các chị thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 09/NQ-BCT về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân, và các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, như Nghị quyết 02/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP…
Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương hoàn thành công tác Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 09/NQ-BCT và đề xuất Bộ Chính trị các giải pháp tiếp tục thúc đẩy thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện tốt vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc góp ý xây dựng chính sách và pháp luật, như tích cực tham gia các Ban soạn thảo, tổ biên tập, các hoạt động thẩm định, thẩm tra các dự án, dự thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tham gia ý kiến tại các cuộc họp ở các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ.
Lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp đối với đề nghị xây dựng và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ quốc gia về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các sự án phát triển bền vững, thực hiện chức năng đại diện giới sử dụng lao động, tận dụng các cơ hội của các Hiệp địnhh thương mại tự do FTA và xu hướng dịch chuyển các chuỗi sản xuất và cung ứng, dòng vốn FDI mang lại. Hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập quốc tế. Hỗ trợ liên kết và nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện một số đề án triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của VCCI, gồm Đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng công tác hội viên của VCCI”; Đề án “Tăng cường hợp tác xây dựng môi trường truyền thông báo chí hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”.
Đề án “Kết nối kinh tế hành lang cao tốc phía Đông”; Xây dựng báo cáo chuyên đề hàng tháng và tình hình kinh tế-doanh nghiệp phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước…
Có thể bạn quan tâm
02:55, 10/06/2022
15:44, 09/06/2022
03:04, 04/06/2022
13:01, 19/05/2022
11:04, 19/05/2022