Vẫn có những trường hợp oan sai vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân từ các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử và thời gian đã quá lâu rồi mà vẫn phải chịu hình phạt tù, thậm chí là tù chung thân.
Đây là phát biểu của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) ngày 7/11. Theo bà Khánh, suốt nhiều năm bị buộc phải thi hành án oan sai, họ vẫn phải chấp hành hình phạt tù một cách nghiêm túc, vẫn viết đơn kêu oan hàng năm, không được các cơ quan tư pháp xem xét đến. Có những trường hợp người có công hay bệnh binh phải chịu án oan sai không được xem xét theo pháp luật trước đây.
“Có những trường hợp được ghi nhận là có ý thức chấp hành tốt quy định của trại giam. Nhưng cơ quan quản lý trại giam thì không xác nhận cho họ là có ý thức cải tạo tốt để đưa vào đặc xá vì bản thân họ luôn viết đơn kêu oan. Sau nhiều năm chịu án oan sai và không được các cơ quan xem xét, họ bị rơi vào bế tắc và sinh bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng”, bà Khánh nói.
Có thể bạn quan tâm
11:21, 07/11/2018
05:02, 07/11/2018
12:30, 11/06/2018
Trước những kiến nghị quyết liệt của cựu đại biểu Quốc hội và nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan khác và các cơ quan tư pháp đã xem xét và giải quyết để trường hợp này được ra tù, chữa bệnh gần 2 năm nay. Đây là trường hợp của ông Trần Văn Vót ở Hà Nam mà bà Khánh đã có lần chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và báo cáo Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Từ những vụ việc như thế này, bà Khánh thấy để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn giải quyết oan sai của các cơ quan tư pháp nhiều năm qua, đồng thời đáp ứng một phần nguyện vọng chung của nhân dân trong những trường hợp cụ thể đặc biệt này. Bà Khánh đề nghị dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) cần bổ sung một quy định nhỏ nhưng rất thiết thực, điểm a khoản 1 Điều 11 là điều kiện được đề nghị đặc xá đã quy định là có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
“Tôi đề nghị bổ sung thêm "kể cả những trường hợp đặc biệt có đơn kêu oan" nối tiếp vào đó để trong quá trình thực thi được minh bạch, rõ ràng và phù hợp với khoản 4 Điều 13 "Quyền của những người đặc xá có quyền khiếu nại, tố cáo". Chúng ta vẫn phải duy trì và trong những trường hợp như thế, các cơ quan giám thị trại giam vẫn có thể tạo điều kiện cho họ, tránh trường hợp như những năm qua còn gây khó khăn trong việc giải quyết”, bà Khánh bày tỏ.
Thứ nhất, trong trường hợp không bổ sung được vào khoản 1 Điều 11, có thể xem khoản 4 Điều 11 quy định "Chính phủ quy định chi tiết điều này". Mặc dù Quốc hội không xem xét đến vấn đề ban hành của văn bản của Chính phủ quy định chi tiết, bà Khánh đề nghị Bộ Công an tham mưu giúp Chính phủ chú ý quy định điểm a khoản 1 Điều 11 bổ sung kể cả những trường hợp người ta vẫn liên tục có đơn kêu oan, tránh trường hợp cụ thể như vừa qua, góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong những trường hợp đặc biệt.
Thứ hai, khoản 3 Điều 33 trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong dự thảo luật cũng đã quy định những trường hợp đang mắc bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên và không tự phục vụ bản thân được, không còn nguy hiểm cho xã hội, có kết luận giám định y khoa hoặc bằng văn bản của các cơ quan y tế có thẩm quyền. Nhưng đồng ý cho họ trở về để chữa bệnh hoặc đặc xá, tôi đề nghị phải bổ sung những cơ quan y tế địa phương để có thể tạo điều kiện cho họ trong những trường hợp đặc biệt.
“Nếu cho ra nhưng chính sách tiếp theo để cho người ta tự đi khám bệnh hiểm nghèo, tôi nghĩ cũng rất khó khăn. Đã quy định trong luật, tôi đề nghị cũng phải bổ sung thêm trường hợp các cơ quan y tế trong trường hợp cần thiết có thể miễn giảm cho họ để họ có thể sớm có sức khỏe trở lại bình thường”, bà Khánh đề xuất.