Văn hoá Tết Táo quân: Hiểu và Làm sao cho đúng?

Diendandoanhnghiep.vn Theo GS Trần Lâm Biền: “Tục thờ cúng Táo Quân là một tín ngưỡng văn hóa dân gian mang ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng ngày nay, truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng".

>> CẢM XÚC XUÂN: Tết về nhớ vị nem rơm

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại chuẩn bị một mâm cỗ chay hoặc là mâm cỗ mặn, cá chép (còn sống hoặc bằng giấy) và hương hoa để cúng ông Công, ông Táo. 

đã tồn tại từ rất lâu, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam trong nhiều thế hệ

Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo đã tồn tại từ rất lâu, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam trong nhiều thế hệ

Một phong tục tín ngưỡng đẹp

Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị thần bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Đến ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả những việc làm tốt và chưa tốt của gia chủ trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công – tội.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát – hung, phước đức cho cả gia đình. Tất nhiên, những việc phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Với mong muốn cho gia đình được nhiều may mắn, nên hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiền đưa ông Công, ông Táo lên chầu Trời một cách long trọng. Đây là một trong những phong tục, tín ngưỡng giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công ông Táo thường được tổ chức trước giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp, tuy nhiên theo các chuyên gia văn hoá, mọi người có thể cúng tiễn ông Táo bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp.

>> CẢM XÚC XUÂN: Tết đơn giản trong suy nghĩ giản đơn

trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát – hung, phước đức cho cả gia đình

Trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát – hung, phước đức cho cả gia đình

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Mũ ông Công ba cỗ: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn), lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Một trong những vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo chính là cá chép, tượng trưng cho phương tiện giúp đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số gia đình có thể mua cá chép giấy (đốt cùng vàng mã sau khi cúng), tuy nhiên phần lới các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lêxong sẽ đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hoá rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về Trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hoá rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Để nét đẹp văn hoá được trọn vẹn

Theo GS Trần Lâm Biền – một nhà nghiên cứu văn hoá dân gian nổi tiếng thì “phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hoá dân gian, chưa đựng những truyền thống tốt đẹp. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. Tuy nhiên, ngày nay tục lệ này đang bị hiểu sau cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức người dân”.

Cụ thể, nếu theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau hoa quả đơn giản, nhưng ngày nay nhiều gia đình bày biện lễ lạt quá tốn kém. Nhiều người bỏ tiền triệu mua nhiều vàng mã về đốt với niềm tin rằng, nếu họ dâng mâm cao cỗ đầy thì sẽ được Táo quân xí xoá những việc làm xấu, ban cho nhiều phước lộc.

Tư tưởng đó hoàn toàn sai lầm. Có thời gian tôi thấy cứ 23 tháng Chạp, một số tuyến phố, người dân đốt vàng mã đống lớn đống bé, có cả điện thoại iPhone giấy, xe ô tô giấy… cho Táo quân. Việc làm này không chỉ tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Nhất là ở các khu đô thị, chung cư, việc đốt quá nhiều vàng mã sẽ gây phiền cho người khác. Tôi còn thấy có người cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to sẽ càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng linh thiêng”. - GS Biền nói.

ngày nay tục lệ này đang bị hiểu sau cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức người dân

Theo GS Trần Lâm Biền, ngày nay tục lệ cúng ông Táo quân đang bị hiểu sau cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức người dân

Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, ý thức về việc bảo vệ môi trường trong ngày Lễ ông Công, ông Táo của người dân ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đã có những biến chuyển tích cực. Mọi người thả cá xong đều để túi nilon đúng nơi quy định chứ không vứt xuống sông, xuống hồ. Ngoài ra, nhiều người dân để cá chép vào xô, chậu… rồi đem đi thả để hạn chế phát sinh rác thải, túi nilon ra môi trường.

Các cơ quan, các ngành chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân. Các tổ chức, cá nhân tình nguyện đã tổ chức các chương trình, hoạt động thu gom rác, túi nilon với các khẩu hiệu như “Thả cá, đừng thả túi nilon” tại các khu vực sông, hồ. Hệ thống đài truyền thanh các xã, phường đã liên tục đưa tin về ý nghĩa tốt đẹp của ngày Tết ông Công ông Táo, kết hợp với việc vận động, nhắc nhở nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, quan tâm giữ gìn vệ sinh, môi trường, làm sạch nhà, sạch phố đón Tết, đón xuân.

Rác thải nhựa đang tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khoẻ con người và sự phát triển bền vững của quốc gia. Do đó, để việc “phóng sinh” cá là một nét đẹp đúng nghĩa, thì cùng với giữ gìn vệ sinh môi trường, rất cần sự chung tay, ý thức của người dân để tô thêm nét đẹp văn hoá của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về!

GS Trần Lâm Biền chia sẻ: “Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, tù túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập rồi mình liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống. Còn việc con chim đang bay trên trời, con cá đang bơi dưới nước mình mua về để phóng sinh thì không phải là làm phước, ban ơn. Thực tế, nhiều người phóng sinh với mục đích mặc cả với thần linh để được cái này, cái kia. Tôi cho rằng, làm thế chẳng có gì là tốt đẹp cả. Việc bắt rồi lại thả là chuyện lẩn quẩn trong tư duy.

Đầu xuân, nhiều người hay có ý định làm lễ phóng sinh và tìm mua chim, cá để thả. Việc này chẳng khác gì tiếp tay cho những kẻ cơ hội trục lợi từ hành động mang tính từ bi của người khác. Đức Phật khuyên mọi người làm gì cũng nên xuất phát từ cái tâm và phải có hiểu biết đúng đắn. Thay vì phóng sinh theo kiểu nghi lễ, chỉ nên phóng sinh tùy duyên, nghĩa là thấy chúng đang gặp nạn thì cứu giúp ngay khi đó. Những trường hợp khẩn cấp như vậy, chúng ta phải hành động ngay chứ không cần phải đem vào chùa làm các nghi lễ, hình thức.

Trong đạo Phật phát triển sau này, phóng sinh chỉ là một phương tiện để tu tập. Về mặt hình thức phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận... ra khỏi con người mình để mình được tự do. Ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh trong đạo Phật là như vậy chứ không phải là mua mấy con chim, con cá đem đi phóng sinh là xong!”
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Văn hoá Tết Táo quân: Hiểu và Làm sao cho đúng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713620854 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713620854 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10