Văn hóa từ chức nhìn từ câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thể

THANH BÌNH 01/11/2022 04:30

Việc một tư lệnh ngành như Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể rời ghế giữa nhiệm kỳ là một câu chuyện đặc biệt, thu hút sự quan tâm của dư luận.

>>Vẫn nóng chuyện văn hóa từ chức

Vừa qua, Quốc hội đã chính thức miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thể. Ông là Bộ trưởng đầu tiên được Quốc hội miễn nhiệm giữa nhiệm kỳ mà không phải do vướng kỷ luật trước đó, ông thôi chức là theo nguyện vọng cá nhân. Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định điều động, phân công ông Thể làm Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương.

Ngoài ông Nguyễn Văn Thể, vào đầu tháng 10/2022, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, có 3 cán bộ xin thôi không tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trước đó, 3 nhân sự này đều đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác.

Ông Nguyễn Văn Thể chính thức rời ghế Bộ trưởng GTVT sau 5 năm đảm nhiệm để nhận nhiệm vụ mới theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

Ông Nguyễn Văn Thể chính thức rời ghế Bộ trưởng GTVT sau 5 năm đảm nhiệm để nhận nhiệm vụ mới theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Ảnh: Pháp luật & Xã hội.

Nhìn ra thế giới, việc một vị Thủ tướng hay chí ít là Bộ trưởng khi thấy mình chưa chu toàn bổn phận đã lên truyền hình xin nhận trách nhiệm, xin lỗi dân chúng và… xin từ chức là chuyện không phải hiếm, là chuyện xưa như trái đất.

 Nhưng ở Việt Nam, việc một vị Chủ tịch UBND, Bí thư, Bộ trưởng… dám mạnh dạn từ chức khi thấy mình có thiếu sót hoặc thấy không thể đảm đương hết trách nhiệm… trước giờ vẫn được coi là chuyện “xưa nay hiếm”, một việc làm “xa xỉ phẩm”.

Nên cái gọi là “văn hóa từ chức” dù thời gian qua đã có biểu hiện ở một số cán bộ, nhưng nhìn chung nó vẫn là một khái niệm mới mẻ. Vì lẽ đó, việc Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từ chức dù không bị kỷ luật rất được dư luận quan tâm, rất đáng hoan nghênh.

Dưới góc nhìn của dư luận, nhiều người cho rằng, việc từ chức trong trường hợp vừa nêu là có văn hóa, và ngược lại, nếu tham quyền cố vị mà không hoàn thành tốt nhiệm vụ, thậm chí bị khiển trách kỷ luật thì sẽ là hành động vô văn hóa. Người dân luôn mong những người đứng đầu cơ quan, đơn vị… nếu thấy mình không xứng với chức phận được Đảng và Nhà nước giao phó nên từ chức. Văn hóa từ chức mong rằng sớm được hình thành triệt để ở nước ta.

“Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc hình thành văn hóa từ chức trong cán bộ, đảng viên. Thể hiện sự tự giác, gương mẫu của một người đảng viên. Đã đến lúc nên coi từ chức, “nhường ghế” là văn hóa và là sự tự trọng của người đảng viên” – ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội nói.

Toàn cảnh Phiên họp Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV (Ảnh: Quốc Hội)

Toàn cảnh Phiên họp Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quốc hội

>>Quy định số 41-QĐ/TW: Luồng sinh khí mới cho "văn hóa từ chức"

>>Khi nào mới có văn hóa từ chức “trong sáng”?

Tín hiệu đáng mừng vì từ chức vừa là trách nhiệm, vừa là đạo đức, là lòng tự tôn, tự trọng của người lãnh đạo quản lý, nói rộng ra, đó còn là văn hóa. Một khi cán bộ lãnh đạo cảm thấy bản thân họ không còn đủ sức cáng đáng nhiệm vụ thì sẽ rút lui để nhường chỗ cho người có năng lực hơn hoàn thành công việc. Đó là những người có văn hóa, trách nhiệm với sự nghiệp chung, với quốc gia, dân tộc.

Nói cách khác, việc từ chức, tự nguyện rời bỏ những chức quyền có lương cao, bổng lộc nhiều, riêng hành động đó đã là một hành động cho thấy cách ứng xử có văn hóa, không tham quyền cố vị, nhất là khi thấy mình không còn thích hợp với cương vị được nhân dân giao phó, tạo điều kiện cho việc bổ nhiệm người khác có triển vọng gánh vác nhiệm vụ tốt hơn mình.

Trong một xã hội văn minh, trình độ dân trí cao và Nhà nước pháp quyền đã được thiết lập trong cuộc sống thì việc từ chức trở thành một nét đẹp của văn hóa ứng xử của những con người biết tự trọng, biết đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên những ham muốn không chính đáng, thậm chí là là thấp hèn của cá nhân.

Cũng vì thế mà chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này là việc bình thường của quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Chuyện “có xuống có lên, có vào có ra” là lẽ đương nhiên của cuộc sống và nhất là trong công tác cán bộ.

Điều này cũng có nghĩa, những người từ chức như Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là sự thôi thúc của đạo đức, lòng tự trọng thì xã hội nên trân trọng, đánh giá cao bản thân họ. Bởi chính sự đánh giá cao, động viên của xã hội sẽ tạo nhiều động lực để cán bộ tiếp nhận công việc mới phù hợp hơn với sở trường, năng lực.

Thành thử, câu chuyện từ chức của Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể cần lan tỏa tới các bộ ngành, địa phương, đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

  • Nước Anh rơi vào khủng hoảng sau khi Thủ tướng từ chức

    04:30, 21/10/2022

  • Vẫn nóng chuyện văn hóa từ chức

    04:00, 14/08/2022

  • Italy sẽ ra sao sau khi Thủ tướng Draghi từ chức?

    16:57, 21/07/2022

  • Thủ tướng Anh từ chức, Ukraine sẽ gặp khó trong chiến sự?

    05:40, 08/07/2022

  • Nhà sáng lập Peloton từ chức CEO: Kỹ năng sáng lập khác với điều hành

    03:08, 15/02/2022

  • Quy định số 41-QĐ/TW: Luồng sinh khí mới cho "văn hóa từ chức"

    05:00, 18/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Văn hóa từ chức nhìn từ câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO