Vận hội mới từ cuộc cách mạng mới

Huyền trang thực hiện 02/09/2018 11:14

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt Việt Nam trước những cơ hội cũng như các thách thức, vấn đề là chúng ta phải làm thế nào để tận dụng các thời cơ cũng như hạn chế những thách thức này.

PGS TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định như vậy khi trao đổi với DĐDN.

PGS TS Nguyễn Trọng Phúc

PGS TS Nguyễn Trọng Phúc khẳng định Cách đây 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng Khởi nghĩa đã được truyền đi khắp cả nước. Hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã đứng lên khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Chúng ta đang trong thời đại của một cuộc cách mạng dự kiến sẽ thay đổi cả thế giới - cách mạng 4.0. Nếu nhìn lại lịch sử, Cách mạng tháng 8 sẽ để lại bài học gì, thưa ông?

Đó là bài học chớp thời cơ - Đây là bài học có ý nghĩa thực tiễn, sau này trong tất cả các thời kỳ đấu tranh cách mạng đều chú trọng nhân tố thời cơ, chẳng hạn khi nào phát động kháng chiến toàn quốc, khi nào thì phát động kháng chiến chống Pháp lần 2, khi nào mở mặt trận ngoại giao…

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tâm niệm: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/Gặp thời, một tốt cũng thành công”. Câu nói này là minh chứng rõ ràng nhất về việc chớp thời cơ.

Tư tưởng của cuộc cách Cách mạng tháng Tám vĩ đại này đang và sẽ tiếp tục dẫn dắt dân tộc ta đi về phía trước. Những cố gắng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển chính là sự cụ thể hóa của những tư tưởng nói trên.

Có thể bạn quan tâm

  • Khát vọng dẫn dắt Cách mạng 4.0

    10:34, 31/08/2018

  • 'Săn đầu người' thời 4.0

    07:29, 30/08/2018

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tạo đột phá trong phát triển du lịch

    13:34, 29/08/2018

  • Cách mạng 4.0 là cơ hội để thanh niên đổi mới sáng tạo

    18:05, 27/08/2018

  • “Làm tới đi” trong cuộc Cách mạng 4.0

    18:00, 26/08/2018

  • VinFAST tiến thẳng vào 4.0

    11:24, 25/08/2018

  • Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong tài chính tiêu dùng

    17:17, 22/08/2018

  • 4.0: Thời thượng hay hùng cường?

    05:15, 22/08/2018

  • 4.0 và lo lắng của người đứng đầu Chính phủ

    11:05, 23/08/2018

Chúng ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới và phát động từ năm 1986 đạt nhiều thành tựu, đây là thuận lợi mới là cơ hội cho chúng ta phát triển. Cho đến giờ phút này chúng ta đã hội tụ rất nhiều thế và lực cho phát triển đất nước.

Thứ nhất: Thế và lực của nước Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã mạnh lên rất nhiều.

Thứ hai, xu hướng hòa bình ổn định và hợp tác trong khu vực ngày càng lên ngôi. Về phía Việt Nam thì chính trị xã hội của đất nước đang ngày càng ổn định.

Thứ ba, chúng ta có vị thế quốc tế, nhất là khi hội nhập quốc tế.
Đó chính là những “thời cơ có một” của dân tộc.

- Nhưng thời cơ cũng luôn kèm thách thức, thưa ông?

Đúng vậy, Việt Nam vẫn đang đối diện với một số thách thức ngày càng rõ ràng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng đã nhận định 4 vẫn tồn tại: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vì năng suất lao động thấp nhất trong khu vực, quy mô của nền kinh tế hạn chế, năng lực cạnh tranh kèm; nguy cơ chệch hướng XHCN; nguy cơ tham nhũng, lãng phí; nguy cơ diễn biến hòa bình.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến phức tạp, cơ hội và thách thức đang đan xen lẫn nhau, vấn đề có ý nghĩa quyết định để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên là phải tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tranh thủ thời cơ, khắc phục, đẩy lùi nguy cơ để đẩy nhanh tốc độ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thực hiện thắng lợi trọn vẹn mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đại hội XI của Đảng ta đã xác định. Trong tình hình đó, bài học về sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nghệ thuật nắm và tận dụng thời cơ cách mạng của Đảng ta trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.

Về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đang đứng trước một thời cơ lịch sử mới. Cuộc cách mạng này đang mở ra những cơ hội cũng như các thách thức khác, vấn đề là chúng ta phải làm thế nào để tận dụng các thời cơ cũng như hạn chế những thách thức này.

Thời đại công nghiệp 4.0 và nền kinh tế chia sẻ đã và đang tạo ra các mâu thuẫn và rắc rối đối với hiện trạng quản lý xã hội. Tuy nhiên, bởi Việt Nam là nước phát triển sau nhưng có tỷ lệ dân số trẻ cùng với việc sử dụng Internet thuộc hàng cao nhất thế giới, thời đại này đang mở ra những vận hội mới của đất nước mà chúng ta không nên bỏ lỡ.

- Theo ông, giải pháp của “cuộc cách mạng mới” là gì?

Tại Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Viêt Nam năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, “tư bản vừa và nhỏ” là đối tượng cần phải đi cùng cách mạng. Trong tác phẩm Thường thức Chính trị năm 1953, Hồ Chí Minh đã nêu ra những thành phần kinh tế có kinh tế tư bản tư nhân với những vấn đề rất thực tế và cơ bản như “chủ thợ đều có lợi, công tư đều có lợi”. Đây là những nguyên tắc tiến bộ còn nguyên giá trị đến tận hôm nay.

Trong những tài liệu thể hiện tư tưởng hội nhập rất tiến bộ của Hồ Chí Minh là Bức thư Bác gửi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đầu năm 1946, Bác có câu, “Chính sách của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”.

Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được thể hiện xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay, sức mạnh dân tộc ngoài những giá trị truyền thống cần phải nhấn mạnh tới những yếu tố căn bản nhất là sức mạnh và sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị, của con đường phát triển đúng đắn của đất nước, ở thế và lực đã được tạo dựng những năm qua.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vận hội mới từ cuộc cách mạng mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO