Vẫn nóng chuyện văn hóa từ chức

Diendandoanhnghiep.vn Nếu không thành một cơ chế, quy định rõ ràng về vấn đề thôi chức, miễn nhiệm, thì rất khó hình thành nếp văn hóa từ chức.

>> Khi nào mới có văn hóa từ chức “trong sáng”?

Lịch sử “treo ấn từ quan” của kẻ sĩ Việt Nam thời nào cũng có và là chuyện bình thường. Khởi đầu có lẽ là vua Trần Thái Tông (1218-1277). Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Hoàng triều Trần, chỉ ở ngôi 32 năm (1226-1258), sau đó nhường lại cho con trai là Trần Thánh Tông.

Bắt đầu từ đó, các đời vua nhà Trần có thông lệ chỉ giữ chức trong một thời gian nhất định, sau đó nhường ngôi lại cho con, còn mình thì lui về ở ẩn, học hỏi, nghiên cứu kinh Phật.

Điển hình chuyện “treo ấn từ quan” có lẽ phải kể tới Chu Văn An (1292-1370) đời Trần. Khi tận mắt chứng kiến vua Trần Dụ Tông chỉ thích vui chơi, trễ nải chính sự, bề tôi nhiều người không giữ phép, ông can không được mới làm sớ xin chém 7 nịnh thần. Sớ đệ vào không được trả lời, ông mới treo mũ từ quan về làng.

Thời nhà Lê, đại thi hào Nguyễn Trãi cũng chỉ vì lời tâu không được vua thuận, bàn việc nhạc nhưng không hợp ý tham quan, bèn từ, không dự việc nước, xin về ở núi Côn Sơn làm thơ ngâm vịnh. Thời nhà Mạc có Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Đấy là chuyện “treo ấn từ quan” của kẻ sĩ khi xưa. Còn ngày nay thì sao? Ngày nay, người ta không gọi từ chức là “treo ấn từ quan” mà gọi là “văn hóa từ chức”.

Thật ra, đây chính là câu chuyện văn hóa từ chức và thời gian qua chúng ta đã nói đến nhiều, dư luận xã hội rất quan tâm bởi không ít cán bộ lãnh đạo không chỉ cấp huyện, mà các cấp cao hơn, không hoàn thành nhiệm vụ. Có những người có sai phạm rõ ràng, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành ở các cấp, nhưng chưa thấy ai từ chức, mà vẫn bao biện hay xin rút kinh nghiệm.

Nói thẳng ra, chúng ta thấy chưa có các trường hợp từ chức một cách “trong sáng”, vì lợi ích của dân, của nước. Cử tri, nhân dân sẽ vui biết bao khi những người đại diện cho mình thật sự biết “lượng sức mình”, tự giác xin “từ quan” chỉ đơn thuần vì lý do sức khỏe hay là xuất phát từ nguyện vọng cá nhân một cách chính đáng, đàng hoàng.

Vậy vì sao rất ít người đứng đầu hoặc thành viên ban lãnh đạo xin từ chức cho dù để xảy ra vi phạm tại các đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền? Trong khi thực chất chức tước không phải là của cán bộ, nếu có giữ mãi thì cũng đến lúc phải nghỉ hưu. Đối với những người có đạo đức thì khi họ về hưu thì những trọng vọng đối với họ vẫn còn đó.

>> Bệnh viện GTVT Hải Phòng: Kế toán trưởng, chủ tịch công đoàn xin từ chức!

>> Quy định số 41-QĐ/TW: Luồng sinh khí mới cho "văn hóa từ chức"

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nêu quan điểm: “Nếu cán bộ từ chức mà bị dè bỉu thì sẽ tạo áp lực và khó khăn cho họ. Bên cạnh đó, sau khi cán bộ từ chức thì nên tạo điều kiện cho họ lựa chọn công việc thuộc về sở trường. Nếu bố trí nhân lực theo kiểu như vậy thì tổng thể nền kinh tế, nền công vụ sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Mặt khác, đã có thời điểm chúng ta “sợ” kỷ luật cán bộ thì sẽ không còn cán bộ để làm việc. Quan điểm này đã từng lan truyền rất rộng trong dư luận nhưng nó không đúng. Các cụ xưa đã nói rồi, “nhân tài đất nước như lá mùa thu”, tìm không khó, vấn đề là phải có cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ cho phù hợp.

Vậy nên, đừng nghĩ thiếu người làm, vấn đề là có chọn được người phù hợp đủ năng lực, tâm huyết và đủ bản lĩnh, kinh nghiệm để đảm đương vị trí lãnh đạo hay không. Với cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm đều khập khiễng, thiếu rõ ràng như hiện nay, việc tuyển dụng lựa chọn người có tài, có đức những tưởng dễ mà không dễ chút nào.

Nói cách khác, công tác cán bộ của ta vẫn còn nhiều bất cập, phụ thuộc vào nhiều cấp, bổ nhiệm qua nhiều cấp, miễn nhiệm hay từ chức cũng phải theo một quy trình. Đồng ý là quy trình bổ nhiệm cần phải rất chặt chẽ để lựa chọn được người tốt. Nhưng quy trình miễn nhiệm hay từ chức nên nhanh chóng và theo đúng nguyện vọng cá nhân.

Theo đó, nhìn từ góc độ thể chế cũng như công tác cán bộ, cần tính đến việc tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo ở các cấp khi người ta không đảm đương được nhiệm vụ, xin từ chức thì có một cơ chế rõ ràng.

Thành phố Hà Nội yêu cầu kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Thành phố Hà Nội yêu cầu kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Đáng mừng là, gần đây dư luận đang rất quan tâm đến câu chuyện chính quyền Thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, các địa phương phải kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế cán bộ có năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quy định 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định này là sự thể chế hóa chủ trương thành quy định cụ thể của Đảng, trong đó có vấn đề từ chức. Qua đó tạo ra một cơ chế mà những người còn đương chức nhưng không xứng đáng với chức vụ đang đảm nhiệm thì phải từ chức hoặc bị miễn nhiệm.

Có thể nói, vì mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín phục vụ nhân dân, cũng như phát triển đất nước, dù muốn hay không muốn, phải xây dựng cho được tiêu chí chuẩn mực về các giá trị.

Một khi có những tiêu chí chuẩn mực và được vận hành một cách trơn tru thì chúng ta cứ xoay quanh đó thực hiện mà không sợ phải đụng chạm, nể nang.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vẫn nóng chuyện văn hóa từ chức tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10