Hiệp hội Vận tải ô tô kiến nghị chính sách lãi suất ưu đãi

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, nhiều đơn vị, cá nhân đã tính đến phương án bán xe để trả nợ, bởi càng cầm cự sẽ càng lỗ nặng.

p/Không có nguồn thu nhưng hàng tháng doanh nghiệp vận tải vẫn phải chi phí cho việc bảo dưỡng xe, trả lương cho lao động.

Không có nguồn thu nhưng hàng tháng doanh nghiệp vận tải vẫn phải chi phí cho việc bảo dưỡng xe, trả lương cho lao động.

Bà Trần Thị Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch Hải Định, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Đơn vị có 18 xe khách chạy các tuyến đường dài. Nếu không có dịch, mỗi ngày có 2-3 chuyến/tuyến, nhưng từ năm ngoái đến nay, hàng loạt xe của công ty đều hoạt động cầm chừng, liên tục phải nghỉ do dịch.

Doanh nghiệp càng làm càng lỗ

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, qua 4 đợt dịch, doanh nghiệp vận tải gần như kiệt quệ, sản lượng và doanh thu vận tải hành khách bằng ôtô sụt giảm từ 70 - 80% so với trước khi diễn ra đại dịch COVID-19. Trong khi đó, vận tải hàng hóa cũng bị gián đoạn, thời gian giao hàng kéo dài và chi phí tăng cao.

Đến thời điểm này, theo báo cáo của các hiệp hội vận tải địa phương, nhiều đơn vị đã tính đến việc thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí, có đơn vị phải dừng hoạt động.

Tương tự, ở phía doanh nghiệp, ông Phan Bá Mạnh, CEO AN VUI là đơn vị phần mềm cung cấp cho các doanh nghiệp vận tại. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng trong đợt dịch hiện tại. Hơn 90% khách hàng của AN VUI là các doanh nghiệp vận tải phải dừng hoạt động. Số vé hàng tháng giảm từ 1,2 triệu vé xuống 50,000 vé/ 1 tháng.

Theo bà Trần Thị Hải, xe nghỉ nên hàng loạt lao động mất việc làm. Phải ngừng hoạt động do dịch, không có nguồn thu nhưng mỗi tháng doanh nghiệp vẫn phải chi phí cả trăm triệu đồng cho việc tu bổ xe, bảo dưỡng, trả lương cho 6 lao động…; đó là chưa kể đến tiền lãi suất hàng tháng. Vì vậy, bà Trần Thị Hải bày tỏ mong muốn sớm được tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ để doanh nghiệp phần nào bớt khó khăn hơn.

Cần gói lãi suất ưu đãi

Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát - đơn vị sở hữu hãng xe khách Sao Việt thông tin: “Không chỉ doanh nghiệp của chúng tôi mà phần lớn các doanh nghiệp vận tải khu vực phía Bắc đều không tiếp cận được gói hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP. Nguyên nhân là nhiều tỉnh chưa thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg nên doanh nghiệp chưa dừng hoạt động. Hà Nội cũng mới dừng hoạt động từ ngày 24/7 nên chúng tôi không đáp ứng điều kiện gói hỗ trợ đưa ra”.

Ông Đỗ Văn Bằng dẫn lý do của việc này đó là tại Nghị quyết 68/NQ-CP, doanh nghiệp được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% với điều kiện phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch. Đồng thời, không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn.

Với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng lần 1 thực hiện trước đó, ông Đỗ Văn Bằng cho biết, doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận bởi điều kiện của gói này là chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp bị dừng hoạt động từ 30 ngày trở lên. Trong khi đó, thời gian tạm dừng hoạt động của các đơn vị vận tải ở Hà Nội thời điểm trước đó dài nhất mới là 28 ngày.

"Chúng tôi nhiều lần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhưng chỉ nhận được phản hồi là nên chủ động làm việc, đề xuất với tổ chức tín dụng", ông Bằng cho biết.

Từ những khó khăn trên, kiến nghị tại Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp ngày 26/9, Hiệp hội Vận tải ô tô mong muốn, Chính phủ tiếp tục triển khai cho vay các gói chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt để các đơn vị vận tải khôi phục sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, Hiệp hội kiến nghị chính sách hỗ trợ bổ sung kéo dài thời gian thu phí đường bộ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với các đơn vị kinh doanh vận tải ô tô: Kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 74/2020/TT-BTC đến hết 31/12/2021.

Đồng thời, Hiệp hội cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp tùy theo điều kiện thực tế để lựa chọn hình thức kiểm dịch giữa hai hình thức: kiểm dịch tại kho và kiểm dịch tại cảng sau đó cơ quan cho phép mang hàng về kho bảo quản chờ thông quan căn cứ trên đề xuất của cơ quan kiểm dịch.

Hiệp hội vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội kiến nghị:

Cho phép các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng được miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết năm 2021.
Ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp: Giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; Cho vay mới doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệp hội vận tải Hải Phòng kiến nghị:

Giảm thuế giá trị gia tăng về 0% trong thời gian 12 tháng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải; Giảm 50% lệ phí trước bạ cho các xe ô tô đăng ký mới để kinh doanh vận tải; Cho các doanh nghiệp vận tải được miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp hội Vận tải ô tô kiến nghị chính sách lãi suất ưu đãi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714114223 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714114223 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10