Vật liệu xây dựng kêu cứu

Diendandoanhnghiep.vn Các hiệp hội doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đồng thanh kêu cứu về tình trạng khó khăn hiện nay. Đây là những ngành chịu tác động trực tiếp từ lĩnh vực bất động sản.

 Các sản phẩm ống thép, thép tồn đọng của Công ty Anh Tùng.

Các sản phẩm ống thép, thép tồn đọng của Công ty Anh Tùng.

Ông Lê Quang Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, ngành bất động sản (BĐS) là ngành kinh tế đầu tàu. Khi ngành BĐS gặp khó khăn thì kéo theo đó là thách thức đối với ngành vật liệu xây dựng cụ thể như sắt, thép, bê tông, gốm sứ xây dựng, gạch ốp, kính xây dựng…

Hệ lụy từ bất động sản

Ngành gạch ceramic tại Việt Nam nhiều năm luôn trong top 4 thứ hạng thế giới về sản lượng sản phẩm sản xuất ceramic. Sản lượng này đã bị sụt giảm gần 35% từ năm Tuy nhiên, trong Q1/2023 chỉ có 90 triệu/m2 với gạch ốp lát, 3,4 triệu sản phẩm với sứ vệ sinh và men màu chỉ đạt 40 ngàn tấn. Do thị trường BĐS đình trệ, sản lượng chỉ đạt khoảng 50% sản lượng đầu tư. Lượng tồn kho lên tới gần 20% sản phẩm không thể tiêu thụ.

Lý giải về điều này, ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Gạch sứ Xây Dựng Việt Nam cho biết, nguyên nhân xuất phát bởi thị trường BĐS đóng băng, lãi suất vay cao, doanh nghiệp thiếu vốn, người dân thiếu việc làm, thuế cao nên bị ngưng trệ. Nếu không sớm được tháo gỡ thì nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp trước mắt là hiện hữu.

Đối với ngành thép, hiện nay ngành thép đang đối mặt với các khó khăn như thiếu hụt nguồn vốn lưu động, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao. Cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ thép chậm, giá cả thay đổi khó lường, các chi phí đầu vào tăng cao, chi phí vận tải cũng như giá cước phí tàu bè cao tác động nhiều đến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp. Các chương trình về rào cản thương mại quốc tế cũng làm ảnh hưởng lớn đối với ngành này.

Theo ông Đinh Quốc Thái - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết sau 4 tháng đầu năm, sản xuất và tiêu thụ nhiều loại thép đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Thép xây dựng sản xuất giảm 26,4%, tiêu thụ giảm 26% và xuất khẩu giảm 41,7%. Thép cuộn cán nóng giảm 5,3% so với cùng kì, tiêu thụ giảm 17,9%....

Cùng cảnh ngộ, ngành xi măng vô cùng khó khăn: chi phí than, chi phí điện và giá năng lượng tăng kéo theo giá vận tải tăng. Tuy nhiên nhu cầu thị trường lại giảm cũng như thuế xuất khẩu tăng 5% lên 10%. Theo ông Lương Đức Long- phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Xi Măng Việt Nam cho biết trong 5 tháng đầu năm, sản lượng của ngành xi măng sụt giảm khoảng 20%, đầu ra tắc nghẽn nên không tiêu thụ được sản phẩm, trong đó có thể kể đến là việc tắc nghẽn xây dựng NƠXH, nhà ở công nhân.

Ngoài ra, Hội bê tông Việt Nam cũng đang đối mặt với các thách thức khi giá nguyên vật liệu thô cho bê tông như dầu mỏ, than tăng 25%...

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ

Trước những khó khăn của thị trường vật liệu xây dựng, ông Đinh Quang Huy kiến nghị, ngoài việc Bộ Tài Chính tiếp tục giảm thuế VAT thêm 2% đến năm 2024, các địa phương cần đẩy mạnh đầu tư công, khơi thông dòng vốn cho BĐS và đơn giản hóa thủ tục cho gói 120.000 tỷ đồng để người dân vay vốn kịp thời. Cùng với đó là áp dụng các mức thuế chống bán phá giá khi thời điểm này gạch ốp Ấn Độ đổ bộ vào thị trường Việt Nam khi mỗi năm tăng gấp 3 lần sản lượng năm trước với giá bán thấp và chất lượng chưa đảm bảo.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng đưa ra một số kiến nghị như hạ lãi suất, tăng cường đầu tư, đưa ra thêm các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ để tăng sản xuất. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện, ngăn chặn gian lận đối với thị trường thép,…

Với Hiệp hội Xi măng, ông Long cũng đề nghị các phương án hỗ trợ xuất khẩu điều tiết cung- cầu, giảm hoặc tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker ở mức 5%, cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó là mở rộng thị trường qua các phương án tăng cường xây dựng công trình công nghiệp, phát triển đô thị, hạ tầng đô thị, đường trên cao, gia cố kết cấu đường bộ và các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Các kiến nghị được đưa ra chủ yếu xoay quanh việc Nhà nước áp dụng các chính sách, hỗ trợ để giải tỏa pháp lý triển khai dự án, khơi thông nguồn vốn. Các cơ chế luật pháp cần được đưa ra rõ ràng dành cho các hình thức huy động vốn, hỗ trợ các dự án thương mại tư nhân, tạo nguồn tiêu thụ cho ngành vật liệu xây dựng.

Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, chủ yếu các đề xuất lên Chính phủ xoay quanh việc giảm thuế xuất, đưa ra các phương án khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, tiếp tục đưa ra mặt bằng lãi suất thấp hơn. Với riêng ngành BĐS, việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường các dự án xây dựng (nhà ở công nhân, nhà ở xã hội) cũng như sớm có phương án hỗ trợ người dân gói 120,000 tỷ đồng để người dân vay vốn kịp thời.

Nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam bền vững cũng như giải quyết được tình trạng thiếu đất đắp nền, các chuyên gia cũng đề xuất giải pháp triển khai xây dựng các cầu cạn, thay thế cát sông tự nhiên bằng cát biển để đắp nền đường. Điều này còn đảm bảo tránh được tình trạng sụt lún, nước biển dâng cao tại các khu vực đất trũng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vật liệu xây dựng kêu cứu tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714367293 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714367293 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10