Vay tiền qua App (Bài 3): Hãi hùng những đòn “khủng bố”

Diendandoanhnghiep.vn Không trả nợ đúng hạn khi vay tiền từ các App “đen”, một số nạn nhân phải tìm đến cái chết cũng không thoát được nợ, còn nhiều người cũng “sống dở, chết dở” bởi bị ghép ảnh vào các web khiêu dâm…

 
hihhi

Một nạn nhân quê tại tỉnh Bắc Giang bị các App "đen" khủng bố do chậm trả nợ. Ảnh: NNCC

Như chúng tôi đã thông tin trong các bài viết trước, thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đã đưa tin khá nhiều về vấn nạn “ tín dụng đen” núp bóng các App cho vay tiền và hệ lụy của nó. Đặc điểm của loại hình này là số tiền cho vay nhỏ, thời gian cho vay chỉ khoảng 1 tuần. Tuy nhiên trên thực tế người vay không được nhận đủ số tiền theo hợp đồng. Các App cho vay sẽ giữ lại khoảng 1/3 số tiền theo hợp đồng để trừ tiền lãi và tiền phí các loại dịch vụ. Nếu hết một tuần, người vay không có khả năng thanh toán, nhân viên các App này sẽ tiếp tục giới thiệu vay các App mới để lấy tiền trả nợ.

Và với cái vòng luẩn quẩn đó, người vay bị “dính” vào vòng xoáy nợ nần không lối thoát. Nhiều nạn nhân cho biết ban đầu chỉ vay vài triệu từ một App, sau vài tháng, từ chỗ chỉ vay vài triệu đồng mà số tiền vay đã lên đến hàng trăm triệu đồng; rồi từ chỗ chỉ vay từ một App mà con nợ đã phải vay tới hàng chục App. Số tiền lãi và tiền phạt cứ thế tăng theo cấp số nhân hàng ngày khiến người vay lâm vào cảnh dở sống dở chết, bế tắc cùng cực.

Đáng nói, để đòi nợ, các App “đen” dùng những thủ đoạn “bẩn” để khủng bố tinh thần của người vay, gia đình của họ, thậm chí là bất cứ ai có tên trong danh bạ điện thoại của người vay nhằm gây sức ép trả nợ… 

Trao đổi với phóng viên, chị Thu Huyền (tạm trú tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) chưa hết bàng hoàng sau khi bị các App đòi nợ kiểu “khủng bố”. Chuyện bắt đầu từ khi điện thoại chị Huyền nhận tin nhắn được cho vay số tiền 50 triệu đồng, trả phí 4 triệu đồng. Do không có tiền, chị Huyền được người gửi tin nhắn hướng dẫn vay tại nhiều App khác, mỗi App một ít cho đủ khoản phí 4 triệu. Nhưng vay xong khoản phí, thực hiện các bước đăng nhập tài khoản, nhập mật khẩu đủ… thì App này thông báo “tài khoản đóng băng”.

Liên hệ lại, nhân viên nói chị “đăng nhập sai” nên không được duyệt khoản vay 50 triệu, muốn vay thì đóng thêm 10 triệu đồng tiền phí nữa. Chị Huyền đành tiếp tục quay qua các App khác để vay cho đủ số tiền 10 triệu. Thế nhưng dù đóng tổng cộng tới 14 triệu đồng mà chị vẫn không vay được khoản 50 triệu đồng kia.

Tôi đã chụp lại màn hình các bước, cả số mật khẩu… lúc thực hiện vay lần 2 nhưng hệ thống vẫn báo “tài khoản đóng băng”. Khi tôi đưa ra hình ảnh mình đã chụp thì họ tắt điện thoại, không liên lạc được nữa”, chị kể.

Biết mình bị lừa và nghi những App được giới thiệu vay 14 triệu kia là cùng một nhóm, chị Huyền quyết định không trả nợ thì tai họa ập xuống. Mỗi ngày, số điện thoại của chị nhận cả trăm cuộc gọi từ nhóm đòi nợ với những lời lẽ thô tục, chửi bới, có những cuộc gọi vào 12 giờ đêm, 1 - 2 giờ sáng. Khi chị Huyền tắt máy, chúng quay qua “khủng bố” ba mẹ, bạn bè của chị. Chưa hết, nhóm cho vay còn lấy hình ảnh của chị trên Facebook lồng ghép vào những trang web khiêu dâm với lời giới thiệu như “đang có nhu cầu tìm việc trả nợ”.

Tôi bị khủng hoảng, suy sụp vì ngoài những kẻ cho vay bêu xấu mình khắp nơi, phía gia đình, người thân, bạn bè còn bàn tán, dị nghị. Nhiều ngày liền tôi không ngủ được, nghĩ quẩn hay là chết quách cho xong. Sau đó nhận được sự tư vấn, tôi đã bình tĩnh lại và ra công an tố cáo. Lần đầu tiên vay tiền qua App, nhớ đến già”, chị Huyền chia sẻ.

>>Vay tiền qua App (Bài 2): “Vòng xoáy” không lối thoát

Không vay nợ gì từ App nào nhưng nạn nhân này vẫn bị

Không vay nợ gì từ App nào nhưng nạn nhân này vẫn bị "khủng bố". Ảnh: NNCC

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, với lãi suất của các App hiện nay, người vay rất khó trả hết nợ. Các App thường cho vay số tiền nhỏ, thời gian ngắn nhưng tính phí rất cao. Nạn nhân dính bẫy vì nghĩ có thể thanh toán dễ dàng. Nhưng khi không trả được hết, một khoản nhỏ cũng sẽ phát sinh lãi, người vay sẽ không lường được con số này tăng kinh khủng thế nào.

Đến thời gian đáo hạn, nếu người vay không trả được, nhân viên tiếp tục giới thiệu các App mới để nạn nhân tiếp tục vay trả nợ cũ. Với mức lãi suất lên tới 80% mỗi tuần, vòng xoáy nợ sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nạn nhân chỉ vay vài triệu nhưng số nợ lên đến hàng trăm triệu đồng.

App vay lậu này nhắm đến những đối tượng chưa nhiều kinh nghiệm tài chính, dễ tin những lời cam kết, hứa hẹn. Có thể nói, “tín dụng đen” dạng này có sức hút vì nhận tiền ngay mà không có bất cứ thủ tục nào ràng buộc. Bên cạnh đó, các công ty này luôn sát sườn với thị trường, nhanh nhẹn và nắm rõ nhu cầu của người dân. Họ cũng thừa thủ đoạn, thòng lọng... để "thắt cổ" người dân” – Luật sư Hiệp chia sẻ.

Theo Bộ Công An, những ứng dụng cho vay này là hiện tượng biến tướng của hình thức cho vay ngang hàng (còn gọi là peer-to-peer lending), không qua thế chấp, với lãi suất phổ biến từ 700% đến 1.000% mỗi năm, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.

Bộ Công An cũng cho biết, hiện đã xác định khoảng 70 công ty chưa được cấp phép cho vay ngang hàng để hoạt động tín dụng đen. Đứng sau thường là ông trùm ở nước ngoài, có những công ty thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách hàng với số tiền giao dịch đến hàng trăm tỷ đồng.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vay tiền qua App (Bài 3): Hãi hùng những đòn “khủng bố” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705988 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705988 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10