[VBF cuối kỳ 2019] Du lịch Việt gặp khó vì ô nhiễm môi trường

Bài: Thy Hằng - Ảnh: Quốc Tuấn 10/01/2020 11:00

Nhóm công tác Du lịch khuyến cáo, ô nhiễm ở Phú Quốc đã làm giảm sức hấp dẫn của điểm đến này tại thị trường Nhật Bản, cùng với đó các cơ sở lưu trú cũng chưa chú trọng vấn đề môi trường.

Ông Kenneth Atkinson, Trưởng nhóm công tác Du lịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho biết, liên quan đến bền vững môi trường, thứ hạng của Việt Nam trên toàn cầu đã tăng lên 8 bậc, từ 129/136 lên 121/140, nhờ chỉ số phê chuẩn hiệp ước môi trường thăng tiến mạnh mẽ.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) kỳ cuối 2019 có chủ đề

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) kỳ cuối 2019 có chủ đề "Vai trò và trách nhiệm đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp FDI trong phát triển nhanh và bền vững".

Tuy nhiên, các chỉ số khác đã tụt hạng bao gồm thực thi các quy định về môi trường giảm 23 bậc, phát triển bền vững ngành du lịch và lữ hành giảm 12 bậc, mức độ nghiêm ngặt của các quy định về môi trường giảm 11 bậc, thay đổi độ che phủ rừng giảm 10 bậc. 

Cùng với đó, tăng trưởng du lịch trong những năm gần đây đã khiến môi trường tại nhiều điểm đến có nguy cơ bị hủy hoại, trong khi các kế hoạch bền vững chưa được triển khai và quy định pháp luật chưa phù hợp với mức độ tăng trưởng và kế hoạch phát triển tổng thể của ngành du lịch.

Một số khu vực tại Việt Nam hiện đang mất tài sản và phải đối mặt với các mối đe dọa môi trường nghiêm trọng (không có kế hoạch hoặc quy định quản lý chất thải, nguồn nước hoặc đất đai bị ô nhiễm, xây dựng phát triển quá mức, v.v...) trong khi những nỗ lực thống nhất chưa được triển khai. Những vẫn đề này đã được đề cập trên các phương tiện truyền thông, như 

Ví dụ, trường hợp ô nhiễm ở Phú Quốc đã làm giảm sức hấp dẫn của điểm đến này tại thị trường Nhật Bản. Một ví dụ khác, tại các thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, vận chuyển đường sông dành cho du khách và người dân rất hạn chế (hiện chỉ có ba quận có tuyến vận hành) như một phương tiện di chuyển xanh và hiệu quả, giảm bớt tắc nghẽn đường bộ và tận dụng các tuyến sông và kênh rạch.

Các cơ sở lưu trú đang được xây dựng với định hướng và hướng dẫn môi trường còn hạn chế, hiếm có những cơ sở lưu trú nổi bật nhờ tôn trọng môi trường tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

  • [VBF cuối kỳ 2019]: Việt Nam thực sự coi FDI là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế

    10:59, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019]: Nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP

    10:22, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019] Ba ưu tiên quan trọng để hút đầu tư FDI nhanh và bền vững

    10:08, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019] Amcham: Cần xóa bỏ rào cản thương mại và khai phá tiềm năng kinh tế số

    09:27, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019]: Doanh nghiệp nước ngoài kêu khó vì Nghị định số 82/2018/ND-CP

    09:22, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019] Chủ tịch Vũ Tiến Lộc: “Dư địa lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế”

    09:19, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019] Kocham đề xuất miễn thuế phần nguyên liệu nhập khẩu cho gia công xuất khẩu

    09:05, 10/01/2020

Thay vào đó, các công trình không thân thiện và các khối bê tông khổng lồ thể hiện mức độ nhận thức hạn chế trong khi các quy trình an toàn còn đang trong quá trình xây dựng - không có kế hoạch quản lý chất thải cụ thể trước và trong quá trình vận hành, không có chương trình tái chế và giảm ô nhiễm ở cả khu vực công và khu vực tư nhân.

Lượng rác thải hàng ngày quá mức, chất lượng nước và tình trạng không xử lý cũng như các chương trình tái chế kém hiệu quả là một vấn đề môi trường nghiêm trọng và Việt Nam được xác định là một nguồn xả chất thải nhựa lớn trên thế giới.

“Kết quả là ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ rác thải nhựa trên các bãi biển và trong các môi trường tự nhiên khác, dẫn đến việc du khách không quay trở lại”, Trưởng nhóm công tác Du lịch nói.

Đặc biệt, trưởng nhóm công tác cũng bày tỏ quan ngại khi chỉ riêng hai thị trường nguồn là Trung Quốc và Hàn Quốc đã chiếm hơn 50% lượng khách nước ngoài. Kinh nghiệm trước đây cho thấy sẽ có những rủi ro nhất định nếu quá phụ thuộc vào một số thị trường riêng lẻ.

Do đó, nhóm công tác khuyến nghị, Việt Nam cần đa dạng hóa điểm đến du lịch. Các chính sách đầu tư cho ngành du lịch cần thực thi để đảm bảo cho tính bền vững, tài sản di sản. Các cơ quan quản lý cần nhận thức được giá trị của tài sản du lịch và tính mong manh của tài sản di sản. 

Có các biện pháp bền vững lâu dài sẽ giúp phối hợp công tác quy hoạch điểm đến và phát triển sản phẩm cùng các hình thức ưu đãi cho những nhà đầu tư có trách nhiệm sẽ điều chỉnh các dự án tương lai và định hướng thị trường.

“Mỗi phòng khách sạn mới đều làm gia tăng nhu cầu về điện, nước, quản lý chất thải và các dịch vụ cơ bản khác, gây ảnh hưởng đến môi trường. Một kế hoạch hoàn chỉnh cần được đưa vào giấy phép ban đầu để đảm bảo tất cả các khía cạnh được cân nhắc và phù hợp với thực hành bền vững”, ông Kenneth Atkinson nhấn mạnh.

Đặc biệt, trưởng nhóm công tác kiến nghị kiểm soát toàn diện ngành du lịch có khả năng ảnh hưởng tới các khu vực chọn lọc, giảm tải các điểm đến quá đông du khách và đảm bảo đa dạng hóa bền vững tại các khu vực và địa điểm mới. Các dịch vụ du lịch sinh thái, phát triển thành phố thông minh, tái trồng rừng và quảng bá các công viên quốc gia sẽ đa dạng hóa danh sách điểm đến của Việt Nam và giảm tải các khu vực quá đông đúc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[VBF cuối kỳ 2019] Du lịch Việt gặp khó vì ô nhiễm môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO