Vén màn “giấc mộng Trung Hoa” sau Đại hội 20

NHI NGUYỄN 01/08/2022 04:30

Nếu tiếp tục tái cử nhiệm kỳ III, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” để nâng cao vị thế Trung Quốc với tư cách là một cường quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ III

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nhiều khả năng sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ III

>> Giấc mộng Trung Hoa - Bài 1: Nó là gì?

Trong khi đã và đang củng cố quyền lực để tái đắc cử nhiệm kỳ III, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn Trung Quốc bị lôi kéo vào một cuộc xung đột có thể khiến ông mất tập trung hoặc bị mất vị thế chính trị. Lúc này, ông Tập Cận Bình đang ưu tiên sự ổn định, ít nhất là cho đến khi Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc.

Sự kiềm chế này đã thể hiện rõ ràng trong việc Trung Quốc xử lý các vấn đề gây tranh cãi ở bên ngoài. Mặc dù cho đến nay, các cuộc đàm phán thực chất đạt được ít tiến triển, nhưng Trung Quốc vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao với Ấn Độ sau khi Nga gây chiến ở Ukraine. Và khi tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol định hướng lại chính sách đối ngoại của Seoul để nhấn mạnh hợp tác an ninh với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã kiềm chế không lên tiếng phản đối.

Bất chấp quan hệ đồng minh với Nga, Trung Quốc cũng từ chối đưa ra lập trường rõ ràng về chiến sự Nga- Ukraine. Sự hỗ trợ kinh tế của nước này đối với Nga không đáng kể ngoài việc mua dầu giá rẻ từ Nga, do áp lực từ Hoa Kỳ đối với Nga trong chiến sự này sẽ khiến Trung Quốc ngày càng thách thức hơn.

Ông Yun Sun, Giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson (Washington) nhận định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nhiều khả năng sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ III kéo dài 5 năm tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20. Việc củng cố quyền lực diễn ra trong bối cảnh chính quyền của ông Tập Cận Bình phải đối mặt với những sóng gió đáng kể ở cả trong và ngoài nước. Chính sách zero- COVID của Trung Quốc đã gây ra sự suy giảm kinh tế và sự bất bình của người dân. Sự cạnh tranh địa chiến lược của Trung Quốc với Hoa Kỳ đang gia tăng, nhất là khi Mỹ đẩy mạnh xoay trục sang Châu Á- Thái Bình Dương. Trong khi việc đẩy mạnh hợp tác với Nga đã tạo ra nhiều thách thức cho Trung Quốc trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine leo thang.

“Khi bước vào nhiệm kỳ thứ III, ông Tập Cận Bình có thể sẽ thiết lập mô hình chính trị và quản trị mới cho Trung Quốc. Ngay cả đối với một nhà lãnh đạo quyền lực như ông Tập Cận Bình, việc phá bỏ truyền thống đã có từ lâu đời đòi hỏi phải có vốn chính trị đáng kể. Ông Tập Cận Bình cần tập hợp sự ủng hộ rộng rãi trong giới tinh hoa của đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Yun Sun nhận định.

Một số nhà quan sát cho rằng, sau Đại hội Đảng lần này, ông Tập Cận Bình sẽ tiết chế chính sách đối ngoại của mình vì ông không còn cần phải chứng tỏ sức mạnh của mình với giới tinh hoa trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính trị trong nước có thể không còn đòi hỏi ông Tập Cận Bình phải tỏ ra cứng rắn, nhưng mong muốn duy trì hình ảnh đó và tham vọng của ông đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi.

>> Giấc mộng Trung Hoa - Bài 2: Ai ngáng đường?

Ông Yun Sun cho rằng, trong nhiệm kỳ III, ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách khẳng định lại quyền lực của Trung Quốc trong các lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Trong đó, tranh chấp ở phía Tây Thái Bình Dương sẽ là vấn đề hàng đầu mà ông Tập Cận Bình cần xử lý. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng là một thách thức lớn mà ông Tập Cận Bình cần có cách xử lý linh hoạt để tránh gia tăng căng thẳng với Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Ngoài ra, vấn đề Đài Loan cũng là điều khiến ông Tập Cận Bình đau đầu. Nếu dùng biện pháp quân sự đối với Đài Loan, Trung Quốc sẽ có nguy cơ bị Mỹ và đồng minh trừng phạt, thậm chí phản ứng mạnh mẽ hơn nữa. Do đó, có thể ông Tập sẽ dùng quyền lực mềm để thống nhất Đài Loan.

Trung Quốc sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để thực hiện chính sách zero-COVID

Trung Quốc sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để thực hiện chính sách zero-COVID

Vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông cũng sẽ thách thức lớn đối với ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ III. “Dù Trung Quốc đã và đang đẩy nhanh việc tham vấn về Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) để tạo ra vùng biển hòa bình và hợp tác, nhưng không ai đảm bảo Trung Quốc sẽ thực hiện nghiêm các cam kết này. Bởi vì Trung Quốc vẫn có tham vọng độc chiếm biển Đông. Do đó, việc quân đội Trung Quốc chống lại các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông có thể sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn trong nhiệm kỳ thứ III của ông Tập Cận Bình”, ông Yun Sun nhận định.

Ngoài ra, ông Yun Sun cho rằng việc kỳ vọng kinh tế Trung Quốc giảm tốc có thể kìm hãm tham vọng của ông Tập Cận Bình hoặc làm mềm các tham vọng bá chủ của Trung Quốc là điều hoang tưởng. Hành vi trong quá khứ của ông Tập Cận Bình cho thấy rằng ông không coi hoạt động kinh tế là chính - chỉ cần nhìn vào việc kiên định chính sách zero- COVID của ông Tập Cận Bình bất chấp thiệt hại lớn về kinh tế cũng đã cho thấy điều này.

Trong năm 2022, chính sách đối ngoại của Trung Quốc tương đối ôn hòa so với những gì có thể có. Sau Đại hội Đảng lần thứ 20, Trung Quốc sẽ dần mở cửa trở lại với thế giới sau hơn 2 năm COVID-19. Nhưng ông Yun Sun cho rằng, điều đáng ngại là sự nối lại và khả năng leo thang chính sách đối ngoại quyết đoán và mạnh mẽ hơn của Trung Quốc. Bởi ông Tập Cận Bình sẽ có tất cả quyền lực và cơ hội cần thiết để theo đuổi “Giấc mơ Trung Hoa” của mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ đích đáng quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông

    Chủ đích đáng quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông

    04:00, 25/07/2022

  • Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông

    Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông

    05:00, 15/07/2022

  • Chủ tịch Hạ viện Mỹ dự kiến tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ dự kiến tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa"

    04:30, 29/07/2022

  • Đài Loan sẽ ra sao trong kế hoạch “phục hưng Trung Quốc”?

    Đài Loan sẽ ra sao trong kế hoạch “phục hưng Trung Quốc”?

    05:10, 09/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vén màn “giấc mộng Trung Hoa” sau Đại hội 20
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO