Vì sao doanh nghiệp kiến nghị bán lại xăng RON 92?

Diendandoanhnghiep.vn Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM (Saigon Petro) vừa có kiến nghị gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính một số nội dung có liên quan đến thuế bảo vệ môi trường và chính sách phát triển xăng sinh học trong thời gian tới. 

Saigon Petro

Saigon Petro cho biết sản lượng tiêu thụ xăng E5 thấp.

400 tỷ đồng “lãng phí”

Trao đổi với DĐDN, Đại diện Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA), cho biết, Saigon Petro chưa có văn bản đề xuất gửi Hiệp hội. Trong khi đó, trả lời trên báo Vnexpress, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết “Bộ chưa nhận được đề xuất kiến nghị của Saigon Petro”. Đồng thời, Bộ sẽ trả lời và trao đổi cụ thể với doanh nghiệp ngay khi nhận được kiến nghị này.

Thông tin từ Saigon Petro, từ đầu năm 2018 khi cả nước đồng loạt bỏ kinh doanh xăng A92 nên sản lượng tiêu thụ xăng E5 của các doanh nghiệp có tăng lên so với năm 2017 nhưng tỉ trọng chiếm rất thấp. 

Đơn vị này lập luận, sau khi tham khảo những đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn có hệ thống phối trộn xăng E5 thì tỉ trọng bán xăng E5 chỉ khoảng 30% trong tổng số xăng tiêu thụ, còn lại là xăng A95 chiếm khoảng 70%.

Trong khi trước đó, xăng A92 chiếm hơn 65%, các doanh nghiệp không có hệ thống phối trộn thì họ thuần túy chỉ kinh doanh xăng khoáng A95, nên tỉ lệ xăng E5 nói chung trên toàn thị trường còn thấp hơn.

Cùng với đó, sản lượng xăng A92 tiêu thụ bình quân từ năm 2017 trở về trước là 500.000 m3/tháng. “Nếu tính sản lượng tiêu thụ xăng E5 chỉ bằng 50% lượng xăng A92, 50% còn lại chuyển sang xăng A95 và với mức chênh lệch giá giữa xăng E5 và xăng A95 là 1.600 đồng/lít, thì chỉ riêng trong tháng 1 và 2/2018 mức lãng phí xã hội do các phương tiện sử dụng xăng A95 không cần thiết lên tới 400 tỉ đồng/tháng”, Saigon Petro cho biết.

Theo lý giải của đơn vị này, chi phí mỗi người bỏ thêm cho việc mua xăng A95 thay vì RON 92 E5 là không cần thiết.

Trên thực tế, từ 1/1/2018 theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xăng E5 được bán đại trà trên toàn quốc. 

Nhưng đến đầu tháng 2/2018, đã bắt đầu xuất hiện những thông tin về việc doanh nghiệp đề xuất dừng bán xăng E5 gây xôn xao dư luận. Lý do được một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đưa ra là do sản lượng bán xăng E5 thấp, mức chiết khấu không cao, không bù đắp được chi phí của cửa hàng. Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quyền kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể bị lỗ, lãi hoặc có thể vì lý do nào đó mà dừng bán.

Tuy nhiên, vị Đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo của các đầu mối cũng như các Sở Công Thương trên toàn quốc thì số lượng xăng E5 tiêu thụ tăng tương đối nhanh. “Chúng tôi sẽ phối hợp trực tiếp với Sở Công Thương nơi doanh nghiệp kinh doanh tháo gỡ khó khăn hoặc có thể phối hợp với doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Giảm thuế BVMT xăng E5 

Trong kiến nghị của mình, Saigon Petro đề nghị Bộ Công Thương, Tài chính nên có tổng hợp số liệu chính thức, nếu sản lượng tiêu thụ xăng E5 thấp, đồng thời có các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xăng E5 cũng như các thương nhân trong hệ thống kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu mối đầu tư hệ thống phối trộn xăng E5 lớn. 

"Trong trường hợp áp dụng các biện pháp mà sản lượng xăng E5 vẫn thấp, không đạt được yêu cầu, khi đó mục tiêu đề ra là bảo vệ môi trường không đạt trong việc sử dụng nhiên liệu cho động cơ thì nên cho sử dụng lại xăng RA92 để không bị lãng phí xã hội", văn bản của Saigon Petro nêu rõ. 

Về giải pháp khuyến khích xăng E5, Saigon Petro đề nghị nên áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường trên giá trị tuyệt đối cho từng loại xăng. Cụ thể, bên cạnh việc tăng thuế bảo vệ môi trường xăng khoáng A95 từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít cũng cần xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường xăng E5 xuống thêm 500 đồng /lít hoặc tính mức giảm thuế bảo vệ môi trường xăng E5, không tính thuế bảo vệ môi trường xăng E5 theo tỉ lệ ethanol như hiện nay.

Mục tiêu là tạo ra chênh lệch giá bán lẻ giữa xăng E5 và A95 khoảng 2.000-2.500 đồng/lít.

Thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam hiện có 29 doanh nghiệp. Trong đó 3 doanh nghiệp lớn nhất là Petrolimex, PV Oil  và Saigon Petro. Petrolimex đang chiếm 46% thị phần còn PV Oil là 23,6%. Tổng cộng Petrolimex và PV Oil đang chiếm khoảng 70% thị phần xăng dầu của cả nước.

Liên quan tới vấn đề này, ông Vũ Kiên Chỉnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam nhận định, việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối xăng dầu cho rằng sản lượng E5 thấp do người tiêu dùng không mặn mà là không thuyết phục.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao doanh nghiệp kiến nghị bán lại xăng RON 92? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713616605 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713616605 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10