Vì sao Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam được tổ chức thường niên?

Diendandoanhnghiep.vn Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng, là kênh quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam.

Hội chợ nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh, thành trong cả nước, với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong cả nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, tiêu biểu, có thế mạnh của các địa phương, tham gia chuỗi cung ứng - tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.

Hội chợ nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh, thành trong cả nước, với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong cả nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, tiêu biểu, có thế mạnh của các địa phương, tham gia chuỗi cung ứng - tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.

Đây là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội trong buổi Lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra tối 25/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City - Thanh Xuân - Hà Nội.

Theo ông Sửu, Hội chợ nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh, thành trong cả nước, với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong cả nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, tiêu biểu, có thế mạnh của các địa phương, tham gia chuỗi cung ứng - tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.

Năm 2020, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 29/11, với quy mô 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 60 tỉnh thành phố trong cả nước và một số Đại sứ quán các nước tại Hà Nội tham dự. Đặc biệt tại Hội chợ năm nay có 54 tỉnh, thành phố trực tiếp tham gia tổ chức “Gian hàng đặc sản” của địa phương, trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, đặc sản, trong đó có nhiều sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống vùng miền, trình diễn ẩm thực, tư vấn, kết nối doanh nghiệp...được tổ chức trong thời gian diễn ra Hội chợ.

“Với sự nỗ lực của thành phố, sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước và sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam tiếp tục được khẳng định là câu nói quan trọng giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng, là kênh quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam” ông Sửu nhấn mạnh.

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Gia Phương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cho hay, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam là sự kiện thường niên, do UBND Thành phố chỉ đạo, giao HPA chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ vào tháng 11 hàng năm.

Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng - tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu. Đây cũng là nơi để các nhà phân phối tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa, là sự kiện được người tiêu dùng Thủ đô, doanh nghiệp, khách du lịch trong ngoài nước hưởng ứng, chờ đợi vào dịp cuối năm để đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm nét văn hóa vùng miền Việt Nam.

Ông Phương cho biết thêm, qua các kỳ tổ chức, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam không ngừng đổi mới, nâng lên về chất lượng, trở thành sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch có uy tín cao, có tỉnh lan tỏa, được Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố đánh giá cao, thu hút đông đảo các tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương (đến năm 2019 có 58 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự, doanh số bán lẻ đạt gần 70 tỷ đồng; gần 100 hợp đồng đại lý, hơn 350 thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm được ký kết với tổng trị giá khoảng hơn 200 tỷ đồng).

Sau khi kết thúc mỗi kỳ hội chợ, hơn 90% doanh nghiệp mong muốn tiếp tục tham gia kỳ hội chợ tiếp theo. Ngoài ra, hội chợ còn có gian hàng của Đại sứ quán một số nước quảng bá giới thiệu sản phẩm, văn hóa, du lịch các nước.

“Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của Hội chợ, công tác tổ chức hội chợ hàng năm luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, Ban tổ chức đặc biệt quan tâm, lựa chọn các sản phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm… khuyến khích doanh nghiệp phát triển, giới thiệu những sản phẩm mới, sáng tạo, bao bì đẹp (quy tụ được các sản phẩm chỉ dẫn địa lý, sản phẩm đặc sản địa phương; các sản phẩm nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…) ông Phương khẳng định.

Năm 2020, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 29/11, với quy mô 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 60 tỉnh thành phố trong cả nước và một số Đại sứ quán các nước tại Hà Nội tham dự. Đặc biệt tại Hội chợ năm nay có 54 tỉnh, thành phố trực tiếp tham gia tổ chức “Gian hàng đặc sản” của địa phương, trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, đặc sản, trong đó có nhiều sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Năm 2020, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 29/11, với quy mô 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 60 tỉnh thành phố trong cả nước và một số Đại sứ quán các nước tại Hà Nội tham dự. Đặc biệt tại Hội chợ năm nay có 54 tỉnh, thành phố trực tiếp tham gia tổ chức “Gian hàng đặc sản” của địa phương, trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, đặc sản, trong đó có nhiều sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Ngoài ra, để tăng cường các hoạt động xúc tiến trong khuôn khổ hội chợ, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng, đa dạng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với hệ thống phân phối là các TTTM, Siêu thị, chuỗi của hàng…trên địa bàn Thành phố, HPA phối hợp Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương triển khai tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với các sàn thương mại điện tử; Phối hợp với Vincom Retail để triển khai chương trình kết nối các địa phương nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản vùng miền tại 79 trung tâm thương mại của Vincom tại 43 tỉnh thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa truyền thống vùng miền, giao thương kết nối cung cầu hàng hóa... được tổ chức trong thời gian diễn ra Hội chợ.

Đánh giá về việc tham gia Hội chợ, bà Phạm Thu Hương, Công ty sản xuất và Thuỷ sản Quảng Ninh tham gia gian hàng của Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh cho biết, công ty đã tham gia 5 kỳ Hội chợ và qua mỗi kỳ Hội chợ công ty mở rộng thêm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phan phối, đồng thời có thêm được nhiều bạn hàng trong và ngoài nước...

"Đặc biệt thương hiệu công ty được nhiều người biết đến góp phần giúp công ty phát triển bền vững. Qua mỗi kỳ Hội chợ doanh thu công ty tăng thêm khoảng 2 tỷ đồng" bà Hương nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam được tổ chức thường niên? tại chuyên mục Sản phẩm - thị trường của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10