Vì sao tình trạng nợ bảo hiểm xã hội gia tăng?

Diendandoanhnghiep.vn “Dù hệ thống pháp luật đã quy định việc giải quyết nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhưng thực tế vẫn còn thiếu thống nhất dẫn đến thiếu tính khả thi, khiến tình trạng nợ bảo hiểm xã hội gia tăng…”.

Đây là chia sẻ của ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trước tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội thời gian qua.

>>Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cần làm rõ hành vi trốn đóng BHXH

hihihihi

Trong giai đoạn 2016-2022 vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm. Ảnh minh họa

Theo con số thống kê của các cơ quan chức năng, hiện cả nước có khoảng 2,79 triệu lao động đang bị doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội từ một tháng trở lên; trong đó hơn 200.000 người bị treo quyền lợi do doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc có chủ bỏ trốn.

Trong giai đoạn 2016-2022 vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm. Nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhiều ý kiến thẳng thắn cho rằng, các giải pháp, biện pháp hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Xung quanh vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhìn nhận, những người lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là với công nhân. Nợ đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề lớn để lại hệ lụy an sinh xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mặc dù hệ thống pháp luật đã xác định hành lang pháp lý để giải quyết nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhưng thực tế vẫn còn thiếu thống nhất dẫn đến thiếu tính khả thi, khiến tình trạng nợ bảo hiểm xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp. Đơn cử vấn đề khởi kiện của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định trong 4 luật gồm Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật, thẩm tra vẫn chưa đảm bảo tính thống nhất của các đạo luật, do vậy có sự mâu thuẫn nhau. Có luật quy định trách nhiệm của công đoàn nói chung, nhưng có luật quy định rõ phải là công đoàn cơ sở; có luật lại quy định bắt buộc phải do người lao động ủy quyền…“Chính vì còn có những điều khác nhau như vậy, nên mặc dù tổ chức công đoàn rất nỗ lực để đưa các vụ kiện này ra tòa, nhưng đến nay cơ bản bế tắc, tòa không thụ lí các vụ án để xử lí được”, ông Hiểu trăn trở.

>>Đề nghị giữ nguyên cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội

hihihihi

Dự kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dành một chương quy định về quản lý thu và đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có các biện pháp cũng như các chế tài về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, đối với rất nhiều doanh nghiệp, nếu đặt vấn đề ủy quyền thì rất không thực tế, bởi có những đơn vị có 3 – 4 nghìn lao động, thậm chí hàng chục nghìn, giả sử rơi vào những doanh nghiệp này thì thủ tục hành chính cho người lao động khởi kiện, bao gồm thời gian, công sức rất tốn kém. Để hạn chế tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, ông Hiểu cho rằng, trước hết cần sửa đổi các luật để đảm bảo tính đồng bộ; xây dựng tổng thể các giải pháp, trong đó có hoàn thiện chính sách pháp luật với Luật Bảo hiểm xã hội, và quy định công đoàn được tham gia vào việc khởi kiện.

Tuy nhiên, cần làm rõ thủ tục, điều kiện pháp lý phù hợp với đặc thù tổ chức công đoàn. Đồng thời, cần mở rộng quyền khởi kiện cho cả chủ thể là Bảo hiểm xã hội; thiết lập các biện pháp hành chính kinh tế như: hạn chế, tước quyền sử dụng hóa đơn; hoãn xuất cảnh với những chủ sử dụng lao động cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội. “Về lâu dài, cần trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan như Bảo hiểm xã hội, thanh tra lao động, thậm chí cả chính quyền của từng địa phương”, ông Hiểu nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Dự kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dành một chương quy định về quản lý thu và đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có các biện pháp cũng như các chế tài về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Ông Cường cũng cho biết, trong dự thảo dự kiến bổ sung một số các quy định. Ví dụ làm rõ khái niệm về trốn đóng bảo hiểm xã hội để đồng bộ, thống nhất với quy định ở trong Bộ luật Hình sự về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Cũng có quy định về việc sau khi xử lý các biện pháp về mặt hành chính mà các đơn vị, doanh nghiệp vẫn trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì sẽ ngừng sử dụng hóa đơn hay hoãn xuất nhập cảnh đối với các trường hợp mà doanh nghiệp nợ dài từ 12 tháng trở lên.

“Ngoài ra, trong dự thảo cũng đang dự kiến bổ sung thẩm quyền là cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cũng như thẩm quyền khởi kiện các doanh nghiệp ra tòa. Luật hiện hành của chúng ta đang giao cho tổ chức công đoàn thực hiện”, ông Cường chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao tình trạng nợ bảo hiểm xã hội gia tăng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714222459 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714222459 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10