Vì sao “vua tôn” cắt giảm chi phí hoạt động?

Nguyễn Việt 26/01/2019 11:21

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa có thông báo chấm dứt hoạt động 21 chi nhánh trong quá trình tái cấu trúc hệ thống phân phối.

Theo báo cáo thường niên mới công bố đầu năm 2019, tính đến cuối năm 2018, Hoa Sen có 491 chi nhánh, cửa hàng trên cả nước.

Theo báo cáo thường niên mới công bố đầu năm 2019, tính đến cuối năm 2018, Hoa Sen có 491 chi nhánh, cửa hàng trên cả nước.

Sau thời gian mở rộng mạnh mẽ các chi nhánh, HSG đã thu hẹp phần nào hoạt động, điều này cũng đi kèm với việc công ty kỳ vọng doanh thu giảm. Vậy vì sao  “ông lớn” đứng đầu ngành tôn mạ một thời lại rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay?

Có thể bạn quan tâm

  • Áp lực đè nặng Tôn Hoa Sen

    Áp lực đè nặng Tôn Hoa Sen

    13:46, 11/08/2018

Thứ nhất, do hàng tồn kho ở mức giá cao ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất tôn mạ tại Hoa Sen là thép cán nóng (HRC). Theo ướng tính của CTCP Chứng khoán FPT, chi phí nguyên liệu HRC chiếm đến 80% tổng giá vốn của Hoa Sen. Chính vì vậy biến động giá HRC có ảnh hưởng không nhỏ đến biên lợi nhuận gộp của công ty. Những năm trước, Hoa Sen đạt lợi nhuận tốt vì tận dụng được chiến lược mua vào thép HRC tích trữ tồn kho. Tuy nhiên, chính sách này không còn đạt được hiệu quả như trước.

Thứ hai, chi phí lãi vay ăn mòn lợi nhuận. Để tài trợ hàng tồn kho, Hoa Sen phải vay nợ rất lớn, chủ yếu là vay ngắn hạn. Cuối niên độ 2016 - 2017, dự trữ hàng tồn kho của Hoa Sen tăng vọt, hơn tới 84% so với cuối niên độ 2015 - 2016. Cùng với đó, một lượng lớn nợ vay được ghi nhận. Trong cơ cấu vốn của Hoa Sen tính tới Q4 niên độ 2017-2018, nợ ngắn hạn chiếm tới hơn 51,3% và nợ dài hạn là 16,3%. Chi phí lãi vay do đó cũng liên tục tăng trong hai năm vừa qua. Khoản chi phí lãi vay theo niên độ 2017-2018 tăng tới hơn 68% so với năm trước. Với tình hình lãi suất có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, chi phí tài chính của Hoa Sen có thể còn cao hơn.

Thứ ba, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hoa Sen đã không còn giữ vị thế độc tôn trong ngành tôn mạ khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Đỉnh điểm là từ tháng 4/2018, các nhà máy tôn mạ như Nam Kim, Đông Á đều gia tăng công suất cũng như Hòa Phát đã bắt đầu xâm nhập thị trường tôn mạ. Tại thị trường thép, ngoài đối thủ lớn nhất là Hòa Phát (với mức tổng công suất các sản phẩm thép dự kiến đạt 7 – 8 triệu tấn vào năm 2020), Hoa Sen còn phải đương đầu với các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao “vua tôn” cắt giảm chi phí hoạt động?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO