“Việt Á” trong giáo dục

Diendandoanhnghiep.vn Dư luận chờ đợi một “Việt Á trong giáo dục” là vì những dồn nén, bức xúc từ câu chuyện sách giáo khoa đã tích tụ rất nhiều năm qua.

4 bị can trong vụ án xảy ra tại Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam

4 bị can trong vụ án xảy ra tại Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam. Ảnh: Bộ Công an

Vụ án Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mà cơ quan công an vừa khởi tố đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.

Theo đó, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 4 bị can, gồm:

Nguyễn Đức Thái (61 tuổi) – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên và Nguyễn Thị Thanh Thủy (56 tuổi) – nguyên Trưởng ban Kế hoạch Marketing của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Đáng nói, mới chỉ kiểm tra xác suất một số hợp đồng, đã phát hiện giá giấy mà công ty Phùng Vĩnh Hưng bán cho Nhà Xuất bản cao bình quân gấp 1,7 lần giá nhập khẩu, với số tiền chênh lệch khoảng 210 tỉ đồng. Mà trong giai đoạn 2014-2019, Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã trúng thầu đến hơn 83,1% số lượng giấy của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, tương ứng hơn 1.890 tỉ đồng!

Từ chuyện lỗ - lãi của Nhà xuất bản, dư luận mới nghĩ tới chuyện tăng giá sách giáo khoa thời gian qua. Hiện nay, giá sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới so với sách giáo khoa cũ, vốn đã tăng gấp 3-4 lần ở khối lớp 1, gấp 2-3 lần ở các khối lớp 3, 7, 10. Phải chăng việc tăng giá sách giáo khoa chính là một trong những nguyên nhân chính giúp lợi nhuận của Nhà Xuất bản Giáo dục tăng cao.

Thực tế cho thấy, bấy lâu nay người ta cứ nghe điệp khúc “cải cách - cải cách và cải cách”. Phụ huynh bị xoay như chong chóng. Sách mới năm nay mua cho con học, năm sau đã phải bỏ vì chương trình đã khác, vì con thực hành trực tiếp trên sách. Chưa kể là những kiến thức khởi đầu (cho các bé tiểu học) có nhất thiết phải thay đổi nội dung liên tục như vậy không? Để rồi chính lớp cha mẹ ngày xưa bị quay cuồng trong bộ sách giáo khoa của con mình. 

Sách giáo khoa mới tăng giá khiến nhiều gia đình vùng cao khó khăn chất chồng.

Sách giáo khoa mới liên tục tăng giá trong các năm qua. Ảnh: VNN

>> Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

>> Có nên sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa?

>> Những “ung nhọt” của ngành giáo dục: Cần giải quyết tận gốc vấn đề sách giáo khoa

Bởi thế, dư luận càng bức xúc hơn khi sách giáo khoa - một loại hàng hoá không thể không mua, lại nằm trong tay một Nhà Xuất bản. Đã thế lại nay thay đổi, mai thay đổi về công tác biên soạn. Dùng được chỉ một lần, lãng phí ngàn tỉ mỗi năm. Sách giáo khoa liên tục tăng giá, tăng gấp rưỡi, tăng gấp đôi, tăng gấp 3. Trong khi Nhà Xuất bản Giáo dục, dù cứ mở miệng là kêu lỗ từ việc in sách giáo khoa, nhưng kết quả thì doanh thu kỷ lục, lãi kỷ lục.

Đấy là chưa kể, mỗi đứa trẻ đến trường đều được giáo dục đức tính tiết kiệm, ấy vậy nhưng những bộ sách chứa đựng tri thức lại không hề mang tinh thần ấy. Ngay cả những nước giàu có như Đức họ vẫn sử dụng những bộ sách giáo khoa mang tính kế thừa còn chúng ta tại sao lại không?

Công bằng mà nói, sách giáo khoa có nhiều nguyên nhân để tăng giá, nhưng nếu việc tăng giá hợp lý, có cân nhắc đến túi tiền của bề mặt chung người dân. Hoặc khi có lợi nhuận, sách giáo khoa Giáo dục biết san sẻ, thành lập một tủ sách chung miễn phí ở các trường, giúp học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận sách mới dễ dàng thì chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của rất nhiều phụ huynh.

Đáng tiếc, họ đã không nhìn thấy được điều đó. Thành thử, bên cạnh những lùm xùm về giá sách giáo khoa, cũng có không ít thắc mắc và nghi ngờ đối với sự thiếu minh bạch trong công tác điều hành và quản lý của những người đứng đầu Nhà Xuất bản Giáo dục giai đoạn này.

Vì lẽ đó, dư luận ví đây là vụ "Việt Á" trong Giáo dục và nó còn khủng khiếp và tàn ác hơn “Việt Á Y tế” nhiều lần. Bởi vì nó không chỉ làm khổ sở về tài chính trong việc lo tiền mua sách giáo khoa của hàng triệu phụ huynh, hàng triệu gia đình có con em đang cắp sách tới trường, mà nó còn làm hỏng nhiều triệu học sinh của một thế hệ bị lạc vào mê hồn trận của cơ man các loại sách giáo khoa. Chưa kể vụ này còn làm thất thoát nhiều trăm tỷ đồng của ngân sách nhà nước do các đối tượng tham nhũng đục khoét.

Chính vì vậy, “Việt Á” trong giáo dục này còn tàn ác hơn thế, nó làm suy yếu cả một sự nghiệp “trồng người”, góp phần làm èo uột và thui chột hàng chục triệu mầm non tương lai của đất nước, ít ra là trong cả chục năm tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Việt Á” trong giáo dục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714158483 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714158483 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10