Đón đầu các “đại bàng” công nghệ nguồn như NIVIDA (Mỹ), ASML (Hà Lan, Amkor, Seojin (Hàn Quốc)… là mục tiêu để kích hoạt “Làn sóng Đầu tư lần thứ 4” tại Việt Nam trong năm 2024.
>>Doanh nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh và mục tiêu cao hơn là Net Zero.
Năm 2024 với sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành động lực chủ chốt trong việc thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Sự phát triển nhanh chóng của đổi mới công nghệ đã mang đến những cơ hội và thách thức chưa từng có cho ngành sản xuất thông minh.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam với tư cách là một trung tâm sản xuất mới nổi ở châu Á, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi công nghiệp sản xuất thông minh toàn cầu.
Theo TS.Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC), Việt Nam không thể “cưỡng lại”, không thể “cản trở” các xu hướng đầu tư của thế giới, mà phải biết chủ động hợp tác để thu hút đầu tư theo hướng chúng ta muốn đón nhận.
“Xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất thông minh toàn cầu đã nổi lên rất rõ và không thể phủ nhận. Vì vậy, chúng ta phải chủ động để đón nhận các dòng đầu tư mà chúng ta mong muốn”, TS.Phan Hữu Thắng nhấn mạnh.
TS.Phan Hữu Thắng khẳng định, chỉ khi chủ động biết đón nhận thì chúng ta mới giữ được chất lượng, giữ được định hướng, giữ được hợp tác quốc tế với tất cả các nước trong khu vực.
“Sự hợp tác và liên kết sẽ mang lại lợi ích, bảo đảm cái quyền lợi của tất cả các bên tham gia. Sẽ không có ai thua mà theo nguyên tắc win-win”, TS.Phan Hữu Thắng bày tỏ.
Ông PETEL WU, TGĐ Công ty Sunrise Big Data đánh giá với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành lực lượng chủ chốt thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
“Trong bối cảnh này, Việt Nam, với vai trò là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất thông minh toàn cầu”, ông PETEL WU nhấn mạnh.
Với mong muốn tạo nên kết nối vùng các quốc gia khu vực liên kết thành mạng lưới cùng hợp tác phát triển thành chuỗi sản xuất thông minh và thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung ứng cho toàn cầu và được sản xuất từ Việt Nam.
>>Cần có chính sách ưu đãi cho... sản xuất xanh
>>Khởi nghiệp thành công từ “sản xuất xanh”
Công ty Cổ phần Đầu tư Bất Động Sản Công nghiệp và Cho thuê A+ (A+ Industrial JSCO) sẽ tổ chức Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (Vietnam Global Smart Manufacturing & Supply Chain Forum 2024 - VGMF2024) vào ngày 26/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trao đổi về các nội dung tại diễn đàn, ông Lê Anh Dũng, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Bất động sản công nghiệp và cho thuê A+ cho biết mục đích của diễn đàn là thảo luận về xu hướng và sự phát triển mới của ngành công nghiệp sản xuất thông minh, tạo nên một bức tranh tổng thể mới cho ngành công nghiệp sản xuất thông minh của Việt Nam và toàn cầu.
VGMF2024 nhằm mục đích kiến tạo nền tảng giao tiếp và thảo luận và kiến nghị cho các cơ quan chính phủ, các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu khoa học ở Việt Nam các nước trong khu vực.
Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận về các công nghệ mới nhất, xu hướng ngành, môi trường chính sách, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thông minh và cách tìm ra con đường hợp tác và phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới.
VGMF2024 không chỉ là nơi giới thiệu những công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhất mà còn là chất xúc tác thúc đẩy hợp tác sản xuất thông minh giữa các nước trong khu vực tại Việt Nam.
Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ thảo luận cách tìm kiếm cơ hội phát triển chung và đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi trong tình hình quốc tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước đang phát triển đang trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen.
Các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan đã có mặt tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng trong ngành sản xuất linh kiện điện tử và bán dẫn đang xem xét đầu tư để đón đầu cơ hội hợp tác với các “đại bàng” công nghệ nguồn, như NIVIDA (Mỹ), ASML (Hà Lan), Amkor, Seojin (Hàn Quốc), Lam Reseach…
Các tập đoàn sản xuất bán dẫn của Nhật Bản, Trung Quốc đang có kế hoạch “đổ bộ” vào Việt Nam chính là những điểm nhấn kích hoạt “Làn sóng Đầu tư lần thứ 4” trong năm 2024 này.
Có thể bạn quan tâm
01:00, 07/03/2024
15:01, 05/03/2024
03:50, 16/01/2024
01:15, 29/10/2023