Việt Nam sẽ đi ngược “vòng xoáy” kinh tế thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Tăng trưởng 8 tháng năm 2022 là kết quả hết sức ngoạn mục. Chúng ta không nghĩ được rằng từ cuối năm 2021 đến nay lại đạt được những kết quả này.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Điều đó dự báo một điều, năm 2022 Việt Nam sẽ thể hiện rõ mình đang đi ngược với vòng xoáy của kinh tế thế giới.

GS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân: Kết quả tăng trưởng 8 tháng qua là hết sức ngoạn mục. Ảnh VGP/Nhật Bắc

GS. TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh VGP/Nhật Bắc

GS. TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc chia sẻ tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Theo GS. TS Hoàng Văn Cường, điều này không phải ngẫu nhiên, đây là kết quả tất nhiên của việc điều hành kinh tế, kiên định trong ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện nhiều biện pháp điều hành linh hoạt, gần như "nghệ thuật" điều hành.

Đồng thời Chính phủ đã thể hiện sự lắng nghe, cầu thị đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học và đặc biệt là tạo được niềm tin với người dân, doanh nghiệp nên chúng ta thu hút FDI, các nhà đầu tư quốc tế, lượng đầu tư lớn.

Nhìn về bối cảnh thời gian tới, GS. TS Hoàng Văn Cường cho rằng áp lực về lạm phát của Việt Nam đã vượt qua ở quý II, từ nay đến cuối năm áp lực lạm phát sẽ không còn đe dọa như giai đoạn trước.

Bởi chi phí đẩy là yếu tố chính của lạm phát đã được kiểm soát, chính sách điều hành tiền tệ vừa qua cũng "chắc tay". Nếu chúng ta tiếp tục duy trì chính sách như thế thì sẽ giữ được lạm phát ở mức thấp.

Rủi ro lớn nhất cuối năm nay và sang năm 2023 theo GS. TS Hoàng Văn Cường, là nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới kéo theo tăng trưởng chậm của chúng ta. Suy thoái kinh tế thế giới có thể nhìn thấy khá rõ và điều này đang thu hẹp thị trường thế giới, dẫn đến chúng ta là một nước xuất khẩu cũng bị bó hẹp thị trường.

“Tôi cho rằng tác động này ảnh hưởng mạnh nhất đến khu vực FDI vì nhiều sản phẩm liên quan đến xuất khẩu. Còn khu vực trong nước tác động này có lẽ thấp hơn, vì phần lớn các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mang tình thiết yếu và mức độ điều chỉnh không mạnh như sản phẩm của FDI”, GS. TS Hoàng Văn Cường nói.

Do đó, GS. TS Hoàng Văn Cường cho rằng giai đoạn này cần nới lỏng việc kiểm soát lạm phát, tăng cường hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước để tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp phục hồi, lấy lại đà phát triển, tạo vị thế, chỗ đứng để nếu nền kinh tế thế giới có đi vào lạm phát, khủng hoảng thì chúng ta vẫn giữ được thị trường trong nước.

Về hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hiện nay, GS. TS Hoàng Văn Cường đánh giá chúng ta phải dựa vào nguồn lực chính là cung cấp nguồn vốn của các doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn.

Trong nguồn vốn, từ trước đến nay chúng ta dựa vào thị trường về tín dụng, trái phiếu. Những năm gần đây, cụ thể là năm 2021 kinh tế tăng trưởng 2,58%, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 4%, thị trường hỗ trợ khá tốt cho doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2022 gần như không còn hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ ra Nghị quyết mới, tiếp tục gỡ vướng cho cao tốc Bắc - Nam

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Công nhận 4 xã An toàn khu tại tỉnh Tây Ninh

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đánh giá thực hiện thí điểm tự chủ tại 2 bệnh viện

“Chúng tôi kiên định với ý kiến trong Hội nghị tháng 7 là thực hiện đúng chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt nhưng không phải thắt chặt. Chúng ta cần bổ sung các công cụ để kiểm soát tăng trưởng tín dụng, cần phải mở rộng thêm 2 yếu tố để kiểm soát tăng trưởng”, GS. TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Thứ nhất, những ngân hàng có mức lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức bình quân chung thì tốc độ tăng trưởng phải cao hơn ngân hàng khác. Những ngân hàng duy trì được khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất vay thấp thì các ngân hàng đấy cũng sẽ được tăng trưởng tín dụng cao.

Nếu chúng ta sử dụng những chỉ tiêu này thì sẽ biết được các ngân hàng thực sự quản trị tốt, có mức hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, không xảy ra tình trạng các ngân hàng chạy đua để tăng lãi suất. Tất nhiên, làm việc này vô cùng khó khăn đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực cho ngân hàng nhà trước trong việc kiểm soát hệ thống ngân hàng thông qua hệ thống về số hóa.

“Từ nay đến cuối năm áp lực về lạm phát không phải lớn, nhưng lớn nhất là áp lực về kiểm soát tỷ giá. Do đó, tôi đề nghị không nên phá vỡ tỷ giá đồng tiền, phải kiên định giữ tỷ giá nhưng không “cứng nhắc” mà phải linh hoạt với thị trường. Nếu không ổn định được tỷ giá, nguy cơ dự trữ ngoại tệ chuyển thành dự trữ cá nhân doanh nghiệp thì khi đó sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ”, GS. TS Hoàng Văn Cường đề xuất.

Thứ hai, về tăng đầu tư công và đầu tư doanh nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ giải ngân đầu tư công rất thấp. Chỉ đạo của Chính phủ đã rất quyết liệt, nhưng vướng nhất là sự “e ngại” của các nhà quản lý địa phương, pháp luật chưa đồng bộ, còn những điểm chồng chéo, không xử lý được.

Do đó, Chính phủ cần mạnh dạn đề nghị Quốc hội cho phép cơ chế lựa chọn quy định pháp luật nào phù hợp nhất. Nếu như các điều khoản chồng chéo thì có thể lựa chọn một quy định phù hợp nhất để xử lý các vướng mắc về đầu tư công.

Về tháo gỡ khó khăn cho đầu tư tư nhân, rất nhiều hoạt động đầu tư tư nhân cần tháo gỡ, như hệ thống khuyến khích phát triển kinh tế xanh, điện gió hay đầu tư cho phát triển hệ thống bất động sản không đáp ứng điều kiện pháp lý sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam sẽ đi ngược “vòng xoáy” kinh tế thế giới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714080447 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714080447 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10