Với điều kiện sản xuất hiện tại của Việt Nam, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và hàng hóa trung gian từ Trung Quốc để sản xuất là điều dễ hiểu.
CTCP chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, có sự dịch chuyển của doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang Việt Nam. Điển hình tại tỉnh Bình Dương, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu gỗ của cả nước, ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu của sản phẩm này đã tăng 16,3% so với cùng kỳ - YoY trong 5 tháng 2019.
Về tình hình nhập khẩu, nhập khẩu gỗ cả nước đã tăng 13,1% YoY, dẫn đầu bởi Trung Quốc (+35,5% YoY), Mỹ (15,4% YoY), Thái Lan (12,5% YoY). Bản thân Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã cảnh báo nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa.
Nhìn vào bảng biểu như trên, VDSC muốn nhấn mạnh tới tình hình nhập khẩu từ Trung Quốc của một số ngành nghề có thể được dịch chuyển sang Việt Nam với 3 nhóm chính, gồm nhóm hàng thâm dụng lao động ( dệt may và đồ gỗ), nhóm hàng chế biến & giao thương trong khu vực (thực phẩm, giấy, nhựa và cao su, sản phẩm kim loại, và vật liệu xây dựng) và sáng tạo toàn cầu (sản xuất máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử).
Điều dễ nhận thấy là việc tăng trưởng nhập khẩu của hầu hết cách ngành đều tỏ ra vượt trội so với cùng kỳ các năm trước. Với điều kiện sản xuất hiện tại của Việt Nam, việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và hàng hóa trung gian từ Trung Quốc để sản xuất là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, quan ngại đến từ các mặt hàng xuất khẩu chứa hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất tại Việt Nam thấp.