Việt Nam tập trung hợp tác quốc tế về nông nghiệp, năng lượng và chuyển đổi số

DIỄM NGỌC - ẢNh: QUỐC TUẤN 24/03/2022 10:18

Nông nghiệp; năng lượng sạch, năng lượng bền vững; số hóa, chuyển đổi số, là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và có nhu cầu hợp tác quốc tế trong những năm tới.

>>Việt Nam tăng cường quan hệ đối ngoại trong khối Pháp ngữ

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam – Pháp ngữ, ông Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ cho biết, Diễn đàn nhằm tăng cường kết nối các doanh nghiệp Pháp ngữ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm hiện nay, khi kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hết sức khó khăn vì đại dịch COVID-19 để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế xã hội, cạnh tranh nước lớn, gây gắt xung đột cục bộ diễn ra ở một số nơi, biến đổi khí hậu gây ra tác động tiêu cực và khó lường,... Những thách thức này làm xói mòn thành quả mục tiêu phát triển bền vững, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước.

Ông Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ

Ông Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng thường trực

Hơn hai năm qua, Việt Nam từng bước vượt qua nhiều khó khăn về kinh tế xã hội và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, cũng như sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế, từ tháng 12/2021, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19.

Hiện tại, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất trong số các nước với gần 99% người dân từ 18 tuổi trở lên và gần 94% trẻ em từ 12 - 17 tuổi đã được tiêm ít nhất hai mũi vaccine. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam chính thức mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3 vừa qua. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó nổi bật là chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được thông qua với các nhóm giải pháp chủ yếu như: mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư; nâng cao năng lực y tế; bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; cải cách thể chế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...

Đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP từ mức tâm hơn 6% trong quý 3/2021, đảo chiều tăng 5,22% trong quý 4 và đưa GDP cả năm 2021 tăng 2,58%. Vốn FDI năm 2021 đạt 31 tỷ USD, những tháng đầu năm 2022m kinh tế vĩ mô duy trì ổn định như các cân đối lớn về thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu, năng lượng... Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 2021 - 2025 khoảng 6,5 - 7 % một năm.

Theo Phó Thủ tướng, phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ vào những nền tảng chắc chắn gồm chính trị xã hội, có thị trường gần 100 triệu dân, tăng trưởng GDP ở mức cao trong nhiều năm, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với mạng lưới 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA. Đồng thời, Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia nằm trong hầu hết các liên kết kinh tế quan trọng trong khu vực cũng như thế giới.

>>Cơ hội kết nối từ Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ

“Diễn đàn kinh tế hôm nay giữa Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ sẽ tập trung trao đổi về các chủ đề như nông nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng bền vững, số hóa, chuyển đổi số, đây là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và có nhu cầu hợp tác quốc tế trong những năm tới.

Về nông nghiệp, Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, hạt điều, hạt tiêu, cao su. Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại hóam ứng dụng công nghệ cao kết nối với công nghiệp chế biến. Thị trường xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều năm, Việt Nam đã cùng các nước đang phát triển trong đó có nhiều nước ở châu Phi và nhiều nước Pháp ngữ triển khai hợp tác ba bên một cách hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Quá trình hợp tác cũng cho thấy tiềm năng to lớn và tính khả thi cao trong việc triển khai sáng kiến các dự án nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này trong thời gian tới.

Để ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu, Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững. Chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh. Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các cam kết mạnh mẽ với biến đổi khí hậu, đặc biệt là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đã được đưa ra tại hội nghị COP26 vừa qua”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cùng với phát triển nông nghiệp hiện đại và sử dụng năng lượng bền vững, chuyển đổi số cũng là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, giàu tiềm năng để thực hiện chuyển đổi số, nhu cầu sử dụng các dịch vụ kĩ thuật số và đóng góp vào kinh tế số và nền kinh tế Việt Nam đang tăng nhanh. Cho nên cũng nghệ thông tin viễn thông đang phát triển mạnh ở Việt Nam, các chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030 với ba trụ cột về: kinh tế số - xã hội số - Chính phủ số. Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 25% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Nhận thức rằng, với mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế khó có thể thành công nếu không có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm lắng nghe ý kiến đề xuất của doanh nghiệpm chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

“Với tinh thần đó, tôi mong Diễn đàn hôm nay sẽ tập trung trao đổi sâu về một số nội dung chính một là các chủ trương chính sách chiến lược kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực chính như hợp tác nông nghiệp, năng lượng bền vững và dịch vụ kĩ thuật số chuyển đổi số.

Bên cạnh đó là đánh giá của các doanh nghiệp đối tác Pháp ngữ về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, bài học về hợp tác đầu tư lâu dài bền vững.

Đề xuất khuyến nghị giải pháp liên quan đến hoàn thiện thể chế, để góp phần làm môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có các doanh nghiệp trong cộng đồng Pháp ngữ.

Không gian kinh tế Pháp nhữ với dân số khoảng 1,2 tỷ người chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu, có tiềm năng rất lớn và có nhiều dư địa để đẩy mạnh hợp tác một cách sâu rộng hơn nữa. Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm chung của tất cả chúng ta, hợp tác kinh tế trong không gian  Phápngữ sẽ ngày càng hiệu quả, vươn tới những tầm cao mới, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ và chủ động tham gia các nỗ lực của tổ chức quốc tế Pháp ngữ, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế vì sự phồn vinh và phát triển bền vững của các thành viên”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Còn nhiều dư địa tăng trưởng giữa doanh nghiệp Việt Nam và Pháp ngữ

    10:41, 24/03/2022

  • Việt Nam tăng cường quan hệ đối ngoại trong khối Pháp ngữ

    09:32, 24/03/2022

  • Cơ hội kết nối từ Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ

    05:30, 23/03/2022

  • Thúc đẩy hợp tác giữa Trường Đại học Quản trị Normandie và Viện Quốc tế Pháp ngữ

    20:01, 14/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam tập trung hợp tác quốc tế về nông nghiệp, năng lượng và chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO