Thế cuộc ASEAN hiện nay có thể xem như một “bàn cờ” mà Việt Nam là quân cờ ngấp nghé “sang sông”, đối diện với rất nhiều cơ hội và thách thức.
>>Đầu tiên tại ASEAN: Hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu “Make in Vietnam”
COVID-19 chính thức khẳng định thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á-Thái Bình Dương khi cuộc cạnh tranh địa kinh tế, địa chiến lược giữa Mỹ, các đồng minh và Trung Quốc ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh nói trên, khái niệm “xoay trục Châu Á” cũng được hiểu hẹp hơn về không gian địa lý: Biển Đông và khu vực ASEAN. Tổng thống Mỹ Joe Biden rất đầu tư trong quan hệ với ASEAN, điều này được thể hiện từ cách sử dụng con người đến ý chí ngoại giao của Tổng thống Mỹ.
Không tự nhiên mà hai nhân vật Kurt Campbell hay Daniel Kritenbrink rất am hiểu ASEAN được “chọn mặt gửi vàng” trong nội các mới. Bên cạnh đó là nữ “phó tướng” gốc gác Châu Á và rất nhiều nhân sự quen thuộc từng phục vụ dưới triều đại cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Năm 2021, những chuyến công du đến ASEAN chiếm thời lượng công tác quốc tế nhiều nhất của những nhân vật nói trên cũng đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của khu vực này đối với Mỹ.
Dù phụ trách lĩnh vực nào, các phái viên của Joe Biden vẫn thổ lộ thông điệp thắt chặt quan hệ với ASEAN. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên là thúc đẩy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào đầu năm 2022, kết quả được dự báo là “một cam kết kinh tế” đủ mạnh, làm chân trụ cho Mỹ tại khu vực này.
Nếu tinh ý sẽ thấy, hai “con thoi” của Washington là Nhật Bản và Hàn Quốc đã tích cực vun vén cho mối lương duyên Mỹ-ASEAN. Các đồng minh Mỹ là mảnh ghép không thể tách rời với kinh tế, ngoại giao của Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia.
Hơn ai hết, người Mỹ rất hiểu Việt Nam, họ không ngần ngại tái sử dụng những con người thuộc về lịch sử quan hệ hai nước như J. Kerry, J. McCain để thể hiện ước vọng gác lại quá khứ, cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới. Và cũng không ai hiểu về vai trò, vị trí, sức mạnh “mềm” của Việt Nam sâu sắc hơn người Mỹ.
Mấy mươi cuộc chiến tranh vệ quốc suốt 4.000 năm đã khẳng định cốt cách Việt Nam, với chừng ấy thử thách, tạo hóa đủ niềm tin để đặt Việt Nam vào vị trí “địa chính trị” tiềm năng, quan trọng bậc nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương hiện nay. Những yếu tố hợp thành gồm có: vị trí lãnh thổ, dân số, khả năng sinh tồn, an ninh quốc gia,…
Xét từ “hình thể” lãnh thổ, Việt Nam giống như cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của Châu Á; dễ dàng kết nối Thái Bình Dương, tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông với Nam Á và một phần Đông Nam Á. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phòng thủ và triển khai lực lượng quân sự.
Về dân số, Việt Nam là một trong rất ít quốc gia Châu Á sở hữu lực lượng lao động hùng hậu, có kinh nghiệm gia công, là lựa chọn tối ưu để Mỹ bắt tay hợp tác xây dựng trung tâm sản xuất, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng lớn giữa Mỹ, các đồng minh và Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương, bài toán giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa thuận lợi xem ra rất quan trọng ở giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam.
Một “đạo quân Trung Quốc thầm lặng” đã len lỏi thao túng, “bén rễ” trong ASEAN, không dễ để các nước chuyển hướng chiến lược như trở bàn tay. Suy cho cùng, với Việt Nam, “thân với ai” không quan trọng bằng “thân như thế nào”, “thân ở thời điểm nào”?
Có thể bạn quan tâm
04:00, 17/01/2022
15:52, 24/12/2021
16:02, 17/12/2021
02:36, 09/12/2021
15:00, 08/12/2021
11:50, 30/11/2021
05:40, 23/11/2021
14:37, 22/11/2021