VinaCapital và Dragon Capital rót vốn 103 triệu USD, Hưng Thịnh Land có gì?

LÊ MỸ 01/07/2022 05:30

CTCP Hưng Thịnh Land là một trong những trụ cột của Tập đoàn Hưng Thịnh (Hưng Thịnh Corp). Công ty này vừa được 2 quỹ đầu tư lớn rót vốn cổ phần 103 triệu USD.

>>> Tập đoàn Hưng Thịnh lần đầu tiên nhận giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt 2021

Thông tin chính thức từ Hưng Thịnh Land chiều 30/6 cho hay, công ty vừa hoàn tất giao dịch vốn cổ phần trị giá 103 triệu USD với Dragon Capital và VinaCapital. Toàn bộ khoản đầu tư đã được giải ngân trong tháng 6/2022.

giới thiệu “Vương quốc không ngủ” Canal District MerryLand Quy Nhơnp/(ảnh: HTL)

Giới thiệu “Vương quốc không ngủ” Canal District MerryLand Quy Nhơn (ảnh: HTL)

“Đây là nguồn lực hỗ trợ Hưng Thịnh Land tiếp tục thực hiện các định hướng chiến lược, trong đó bao gồm đẩy mạnh sản phẩm nhà ở vừa túi tiền vốn là dòng sản phẩm tạo dựng nên thương hiệu của Hưng Thịnh”, thông tin cho biết và đồng thời chia sẻ “ Giao dịch này đã nhận được phê duyệt từ các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ nghiêm ngặt Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thành công của giao dịch vốn lần này đưa Hưng Thịnh Land lần đầu tiên bước vào thị trường vốn quốc tế, tạo nền tảng thuận lợi hỗ trợ cho quá trình thực thi chiến lược và kế hoạch hướng đến các mục tiêu tăng trưởng bền vững".

Sắp tới, Hưng Thịnh Land đặt kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào năm 2023.

Trước đó, trên bản tin cập nhật hoạt động tháng 5/2022 mới công bố Vietnam Opportunity Fund (VOF) - quỹ lớn nhất do VinaCapital quản lý, cũng thông tin đã hoàn tất khoản đầu tư vào Hưng Thịnh Land. 

VOF cũng chia sẻ về kế hoạch IPO và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào năm 2023 của Hưng Thịnh Land, đồng thời nhấn mạnh là sau khi hoàn tất niêm yết, đây là công ty được kỳ vọng sẽ trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ ba trên HoSE, theo sau Vinhomes (VHM) và Novaland (NVL), thậm chí có tiềm năng nằm trong nhóm chỉ số VN30-Index. 

Với vai trò công ty trụ cột trong hệ sinh thái gần 100 thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh, Hưng Thịnh Land có mối quan hệ hợp tác và lợi thế phát triển các lợi ích cho các thành viên, cũng như kiểm soát lợi ích chi phối từ các thành viên, để được đặt kỳ vọng sẽ là nhà phát triển bất động sản lớn như nêu trên. 

Theo đó, trong sự đổi mới và xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái bất động sản của Tập đoàn Hưng Thịnh, có thể ví Hưng Thịnh Land vừa là hạt nhân vừa đứng đầu chuỗi ở cương vị đầu tư và phát triển các loại hình bất động sản. Kéo theo sau và vệ tinh là các công ty xây dựng, công nghệ PropTech và Fintech, kinh doanh trên nền tảng số…

Trên thực tế, trước khi có hệ sinh thái hoàn chỉnh trên, trong hành trình 20 năm phát triển của Hưng Thịnh Land, cũng là hành trình 20 năm phát triển của Tập đoàn Hưng Thịnh, công ty này đã xác lập vị thế “số má” trên thị trường địa ốc với hàng loạt dự án đa dạng được phát triển, cung cấp ra thị trường hơn 30.000 sản phẩm, phục vụ hơn 100.000 khách hàng.

>>> Tập đoàn Hưng Thịnh chính thức ra mắt Kỳ quan miền nhiệt đới Merryland Quy Nhơn

Khách hàng mục tiêu của Hưng Thịnh Land và các dự án cơ bản hướng đến đáp ứng nhu cầu của số đông người dân sở hữu căn nhà đầu tiên. Trong 36 dự án đã và đang phát triển, Hưng Thịnh Land đã hoàn thiện và bàn giao, tạo lập tổ ấm an cư cho cư dân, tiêu biểu phải kể đến khu căn hộ Lavita Charm (TP.Thủ Đức, TP.HCM), khu căn hộ Q7 Boulevard (Quận 7, TP.HCM), Saigon Mia (Huyện Bình Chánh, TP. HCM), Moonlight Residences (TP.Thủ Đức, TP.HCM)…

Hiện tại, trong “tệp” danh mục dự án mới của Hưng Thịnh Land, tâm điểm đang được đổ dồn về MerryLand Quy Nhơn, một khu đô thị lớn khoảng 695 ha, do Hưng Thịnh Legacy - một thành viên khác phát triển.

Merry Landp/- dự án trọng điểm của Hưng Thịnh tại Quy Nhơn (ảnh: HTL)

MerryLand - dự án trọng điểm của Hưng Thịnh tại Quy Nhơn (ảnh: HTL)

Vài trò “nhà đầu tư” đứng đầu và tạo lập chuỗi ngày càng "nở nồi" theo hướng quy mô, dự án, tổng tài sản ngày càng lớn, việc Hưng Thịnh Land IPO theo kế hoạch được giới chuyên môn nhận định chỉ là chuyện sớm muộn và vấn đề là chọn thời điểm. Trong quá khứ cách đây vài năm, để chuẩn bị cho bước đi lớn, có tính đột phá với Tập đoàn, Hưng Thịnh Incons (HTN) chuyên về xây dựng đã lên sàn niêm yết thành công, được ví như một “case” (trường hợp) tham chiếu cho bước đi của Hưng Thịnh Land hôm nay.

Một chuyên gia đánh giá, trong kế hoạch IPO tới 2023, Hưng Thịnh Land sẽ có thuận lợi bởi vị thế trên thị trường, tài sản trên danh mục và quỹ đất, Big data khách hàng mà nhiều chủ đầu tư “thèm muốn” và có thể giúp Tập đoàn này khai thác hiệu quả thúc đẩy mở rộng sở hữu ngôi nhà thứ nhất, ngôi nhà thứ 2..., từ loại hình nhà ở đến các loại hình khác.

Mặt khác, cú đầu tư góp vốn cổ phần 103 triệu USD của 2 quỹ đầu tư danh giá trên thị trường Việt Nam, trong đó VOF tuy đầu tư tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn Dragon Capital, song lại là quỹ đang phân bổ danh mục đầu tư với tỷ trọng dành cho nhóm bất động sản cao nhất (26,7%); Hơn nữa, tuy quỹ này được cho đã dịch chuyển khẩu vị đầu tư từ niêm yết sang cổ phần tư nhân trong vài năm gần đây, song thực tế tỷ lệ đầu tư vốn cổ phần tư nhân hiện tại chỉ 9,7%, trong khi đầu tư chứng khoán niêm yết chiếm tới 60,8% trong danh mục đầu tư theo loại tài sản (nguồn: VOF); cho thấy để là doanh nghiệp tư nhân được rót cổ phần trước IPO, Hưng Thịnh Land đang được đặt kỳ vọng khá cao. 

VOF vẫn đang đầu tư cổ phần niêm yết với tỷ trọng lớn, tỷ trọng gọi vốn cổ phần tư nhân thấp hơn, dù danh mục đầu tư theo tài sản vào bất động sản cao (nguồn: BC tháng 5/2022 VOF)

VOF vẫn đang đầu tư cổ phần niêm yết với tỷ trọng lớn, tỷ trọng gọi vốn cổ phần tư nhân thấp hơn, dù danh mục đầu tư theo tài sản vào bất động sản cao (nguồn: BC tháng 5/2022 VOF)

Yếu tố bất lợi có thể khiến Hưng Thịnh Land phải đặt kế hoạch IPO xa hơn (về thời điểm) so với kỳ vọng ban đầu, tới 2023, là bối cảnh vĩ mô chung của toàn cầu với các biến động về giá hàng hóa và lạm phát tiền tệ lẫn chi phí đẩy. Đáng chú ý là các chính sách đối với thị trường huy động vốn, gọi vốn của doanh nghiệp bất động sản lẫn các chính sách tài trợ, cho vay với chủ đầu tư lẫn người mua nhà. 

 Được biết, bên cạnh sự góp mặt của 2 quỹ đầu tư chiến lược, cuối tháng 6 vừa qua, Hưng Thịnh Land cũng đã phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư trong nước, qua đó tăng vốn từ 9.379 tỷ lên 9.853 tỷ đồng.

Trong kế hoạch của Tập đoàn Hưng Thịnh kể từ 2022, Tập đoàn này chính thức bước chân vào địa hạt của dòng bất động sản cao cấp, xây dựng những dự án quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, tiếp tục thực hiện sứ mệnh kiến tạo những cộng đồng hưng thịnh và bền vững. Với tham vọng mới và kế hoạch mới, đi cùng là nhu cầu vốn tương xứng, khả năng Hưng Thịnh Land mở rộng gọi vốn từ giờ cho đến khi thực thi IPO vẫn sẽ còn tiếp tục. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đại hội cổ đông thường niên Hưng Thịnh Incons đồng thuận mục tiêu tăng trưởng

    Đại hội cổ đông thường niên Hưng Thịnh Incons đồng thuận mục tiêu tăng trưởng

    04:50, 06/06/2022

  • Hưng Thịnh vào “Top 50 Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022”

    Hưng Thịnh vào “Top 50 Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022”

    17:34, 26/06/2022

  • Hưng Thịnh Incons tối ưu lợi thế để phát triển đột phá

    Hưng Thịnh Incons tối ưu lợi thế để phát triển đột phá

    07:00, 30/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VinaCapital và Dragon Capital rót vốn 103 triệu USD, Hưng Thịnh Land có gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO