“Vốn ảo” hệ lụy không ảo

Trương Khắc Trà 02/03/2020 11:00

Dư luận đang xôn xao về việc một công ty có trụ sở... trong con ngõ nhỏ đăng ký kinh doanh với số vốn 144 ngàn tỷ đồng! Liệu đây có phải "vốn ảo" và nếu đúng thì hệ lụy sẽ ra sao?

Theo thông tin từ Cục Quản lí đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), tên công ty nói trên là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC, trụ sở tại Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Ba cá nhân góp vốn là bà Kim Thị Phương (thường trú huyện Đan Phượng, Hà Nội) góp 43.200 tỷ đồng (chiếm 30% vốn điều lệ); ông Nguyễn Hoàn Sơn (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) góp 57.600 tỷ đồng (chiếm 40%), ông Trần Gia Phong (huyện Đan Phượng, Hà Nội) góp 43.200 tỷ đồng (chiếm 30%).

Nếu tính theo số vốn điều lệ hiện tại chỉ có một số tập đoàn kinh tế nhà nước là PVN, EVN và Viettel mới có quy mô vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng, chưa kể tới 2 doanh nghiệp FDI lớn là Formosa Hà Tĩnh và Vietnam Beverage (thành viên của ThaiBev - công ty mẹ của Sabeco).

Vốn ảo nhưng hệ lụy không bao giờ ảo

Vốn ảo nhưng hệ lụy không bao giờ ảo

Ở một so sánh khác, quy mô vốn đăng ký của doanh nghiệp bí ẩn trên tương đương với tổng vốn điều lệ của nhóm 4 ngân hàng lớn nhát hiện nay là Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng vốn ảo, nỗi đau còn đến bao giờ?

    Tăng vốn ảo, nỗi đau còn đến bao giờ?

    10:33, 07/01/2020

  • Nhận diện tăng vốn ảo

    Nhận diện tăng vốn ảo

    11:01, 20/05/2019

  • “Thuốc” trị “ma trận” sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của ngân hàng

    “Thuốc” trị “ma trận” sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của ngân hàng

    06:16, 24/05/2017

Theo Luật doanh nghiệp 2014, thời hạn thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ trong giấy Đăng kí kinh doanh là 90 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn đó, thành viên góp vốn không đủ, có thể giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ.

Rất nhiều người đang bày tỏ sự nghi ngờ đây là dòng “vốn ảo”. Bởi vì, những cá nhân góp vốn trên xấp xỉ 2 - 3 tỷ USD có nguồn tiền ở đâu? Và mục đích cuối cùng là gì thì chưa ai trả lời được? “Vốn ảo” nhưng hệ lụy không hề ảo đối với nền kinh tế và chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, khi nó làm lệch mọi con số thống kê về tình hình kinh doanh.

Khi không thể “bắt mạch” được sức khỏe của doanh nghiệp thì các chính sách ban hành hẳn nhiên thiếu chính xác. Nguy hơn, gây ra ảo tưởng về sự phát triển.

Trên thực tế, để đánh giá vòng đời của 1 doanh nghiệp thì cần phải đánh giá việc tồn tại và phát triển bền vững trong ít nhất là 3 năm. Nếu đi vào hoạt động chừng ấy thời gian mà vẫn tồn tại, phát triển thì đó mới là sự phát triển bền vững.

“Vốn ảo” trong doanh nghiệp đã gây ra nhiều hệ quả xấu như tại Tổng công ty Thái Sơn và vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) mới đây. Cổ đông sáng lập không góp đủ vốn vẫn diễn ra. Sai phạm này khiến môi trường đầu tư kinh doanh không minh bạch, dễ dẫn đến tranh chấp, vi phạm pháp luật...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Vốn ảo” hệ lụy không ảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO