Vụ cô giáo ra lệnh tát học trò 231 cái: "Cao trào" của phản giáo dục!

Diendandoanhnghiep.vn Tháng 11 là tháng hạnh phúc với nhiều thầy/cô giáo chân chính đã và đang theo sự nghiệp "trồng người", tuy nhiên, cũng tháng này, chúng ta lại chứng kiến câu chuyện gây sốc về đạo đức người thầy.

Học sinh Hoàng Long Nhật phải nhập viện do bị cô giáo cho bạn tát 231 cái

Học sinh Hoàng Long Nhật phải nhập viện do bị cô giáo cho bạn tát 231 cái

Những ngày gần đây, dư luận đang bức xúc, phẫn nộ trước việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6.2 Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã bắt 23 bạn cùng lớp "tát phạt" học sinh Hoàng Long Nhật mỗi cháu tát đủ 10 cái nếu bạn nào tát nhẹ, người bị phạt sẽ tát ngược lại 10 cái nên Nhật bị tát rất mạnh. Khi bị tát cái cuối cùng, Nhật. vừa khóc vừa đau, buột miệng nói "em ghét cô" thì bị cô Thủy đứng cạnh vung thêm một cái tát nữa.

Tổng số Nhật bị tát 231 cái khiến em choáng váng đầu óc phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. Đến sáng 23/11, em Nhật đã ra viện nhưng chưa trở lại trường học vì tâm lý không ổn định.

Lâu nay xã hội lên án gay gắt việc giáo viên dùng bạo lực với học trò, tuy nhiên hết lần này đến lần khác, sự việc vẫn xảy ra. Nói về nguyên nhân dẫn đến hành động của mình, cô giáo này cho rằng: “Do nhà trường xây dựng chuẩn mức độ II, các tiêu chí thi đua rất ngặt nghèo, trong lúc lớp 6.2 của cô chủ nhiệm thường xuyên bị xếp chót bảng nên rất áp lực”. Tức là, bản thân giáo viên đó có những áp lực vượt quá sức chịu đựng.

Cụ thể, trong trường hợp này là bệnh thành tích từ chính Hiệu trưởng, nhà quản lý yêu cầu giáo viên phải có cách quản lý lớp để không bị trừ điểm thi đua. Đó là áp lực từ chính cơ chế của nhà trường, họ đã áp lên vai giáo viên nên khi đứng trước một tình huống cụ thể là học sinh vi phạm cô đã xử lý theo cảm tính.

Có thể trong suy nghĩ của nhiều người, phương pháp giáo dục bằng đòn roi đã từng khá phổ biến với phương châm “Yêu cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi”.  Tuy nhiên, việc đánh đòn trò chỉ là trường hợp bất đắc dĩ và đặc biệt, với răn đe là chính và mục đích cuối cùng là để học trò học chăm hơn, giỏi hơn và ngoan hơn. Do đó, các thầy/cô ngày xưa tuy lăm lăm cây roi nhưng rất ít khi “hạ cẳng tay” và nếu có thì cũng nhằm chỗ ít nguy hiểm như mông hay hai bàn tay.

Đằng này, hành vi cô giáo cho học sinh tát bạn lên hàng trăm cái đối với một học sinh mới chỉ học lớp 6 được ví như hành vi bản năng thời trung cổ. Nói vậy không quá bởi vì khi cô nóng giận, lỡ tay đánh học sinh 1-2 tát đã là hành vi bị lên án thì hành động này của cô giáo rất phản giáo dục. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân học sịnh nhận hình phạt mà sẽ ảnh hưởng đến tất cả học sinh trong lớp, trong trường.

Một chuyên gia tâm lý chỉ rõ: “Về mặt tâm lý, người chịu tổn thương nhất là học sinh bị đánh. Nếu em có tính cách nhút nhát sau sự việc này em dễ sống thu mình, sợ hãi giáo viên và các bạn, rất dễ dẫn đến trầm cảm. Còn ngược lại, học sinh có cá tính, em dễ nổi xung lên để đối phó với tất cả các bạn, giáo viên khác. Bởi em không được giáo dục bằng tình yêu thương, lòng bao dung mà chính bạo lực”. 

Thật không thể nào biện minh cho việc làm của mình bột phát. Nếu bột phát thì tát 1-2 cái là cùng, đằng này lại cho tát học trò đến 231 cái. Trong khi giáo viên đều đã trải qua đào tạo về sư phạm, được dạy hành xử thế nào, có những đức tính gì và chăm sóc học sinh ra sao? Theo đó chỉ cần nhắc nhở, uốn nắn để các em thay đổi hoặc la lớn là các em đã sợ rồi chứ cần gì phải dùng hình phạt tàn nặng nề đến vậy.

Mặt khác, pháp luật không cho phép giáo dục bằng hành động bạo lực dã man như vậy, nhất là đối với một đứa trẻ. Bất kỳ lý do gì, giáo viên cũng không được phép đánh học sinh. Trẻ em là đối tượng đặc biệt không những được pháp luật Việt Nam và cả Công ước quốc tế bảo vệ.

Các em đến trường để được thầy/cô dạy dỗ, yêu thương và lỡ có vi phạm cũng là bình thường. Nhiệm vụ của người thầy bên cạnh nâng cao chuyên môn thì cần phải theo dõi, phát hiện ra điểm yếu của từng em (cả về học lực lẫn hạnh kiểm) sau đó kết hợp cùng với gia đình giúp học sinh giáo dục. Chứ không phải hễ sai phạm, mắc lỗi là bị nhận những hành vi bạo lực từ chính những người thầy.

Như thế cũng có nghĩa, hành động này không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo mà còn đủ yếu tố khởi tố trước pháp luật. Cô giáo Thủy không thể biện minh vì muốn các em chăm ngoan, thực hiện đúng nội quy trường lớp nên mới phải làm thế. Bởi, mong muốn tốt đẹp phải đi cùng với những hành động đẹp.

Từ việc “giáo viên cho học sinh uống nước giẻ lau bảng” cho đến “231 cái tát” khiến cho học sinh phải nhập viện là cao trào của cái gọi là phản giáo dục. Chính nó phơi bày ra những thiếu sót về phương pháp giáo dục, kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên nói riêng và sâu xa hơn đó là sự bất lực trong giáo dục. Nếu không kịp thời chấn chỉnh thì những phương cách phản giáo dục đó sẽ để lại nhiều hệ lụy xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ cô giáo ra lệnh tát học trò 231 cái: "Cao trào" của phản giáo dục! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714228173 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714228173 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10