Vụ hàng trăm m3 gỗ quý ở biên giới Nghệ An (Kỳ III): Xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý

NGỌC THÁI 27/08/2020 11:50

Sau một thời gian dài loanh quanh với vụ hàng trăm m3 gỗ quý đang tập kết ở 02 huyện Kỳ Sơn, Tương, đến nay Nghệ An vẫn chưa thể “chốt hạ” được phương án xử lý.

Mặc dù, trước đó, tỉnh Nghệ An đã xác lập số gỗ quý nói trên vào quyền sở hữu tài sản toàn dân nhưng mới đây, địa phương này lại hủy bỏ quyết định này để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho văn bản hướng dẫn thực hiện.

p/Từ việc ban hành quyết định xác lập gần 400m3 gỗ quý ở dọc biên giới tiếp giáp nước bạn Lào tại địa phận huyện Kỳ Sơn, Tương Dương là tài sản sở hữu toàn dân thì đến nay, Sở Tài chính Nghệ An lại kiến nghị hủy bỏ để “trao” cho doanh nghiệp

Từ việc ban hành quyết định xác lập gần 400m3 gỗ quý ở dọc biên giới tiếp giáp nước bạn Lào tại địa phận huyện Kỳ Sơn, Tương Dương là tài sản sở hữu toàn dân thì đến nay, Sở Tài chính Nghệ An lại kiến nghị hủy bỏ để “trao” cho doanh nghiệp. 

“Tiền hậu bất nhất”?

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã phản ánh, vào cuối năm 2018, qua công tác tuần tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện gần 400m3 gỗ quý nằm rải rác dọc sông, suối ở các các xã như Mỹ Lý, Keng Đu thuộc huyện Kỳ Sơn và Nhôn Mai thuộc huyện Tương Dương, UBND tỉnh Nghệ An. Toàn bộ số gỗ này đã ra thành phẩm dạng lóng, thanh thuộc các chủng loại Đinh Hương, số còn lại gồm Săng vì, Pơ Mu, Sa Mu… có giá trị kinh tế cao được trục vớt sau cơn bão số 3, số 4 vào thời điểm tháng 7 và tháng 8/2018.

Đến ngày 11/11/2019, trên cơ sở văn bản tham mưu đề xuất của Sở Tài chính, ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký Quyết định số 4638/QĐ-UBND xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là lâm sản với khối lượng khoảng gần 400m3 gỗ do mưa lũ cuốn trôi đã được trục vớt trên địa bàn 02 huyện nói trên dự kiến trị giá ban đầu khoảng hơn 2,1 tỷ đồng. UBND tỉnh Nghệ An cũng giao cho Sở Tài chính chủ trì, triển khai việc định đoạt số phận khối lượng gỗ nói trên theo hình thức đấu giá công khai để thu ngân sách cho nhà nước.

Vậy nhưng, suốt một thời gian dài “án binh bất động” thì đến ngày 29/7/2020, Sở Tài chính lại có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An hủy bỏ Quyết định số 4638/QĐ-UBND. Nghĩa là, sau gần 01 năm xác lập quyền sở hữu tài sản toàn dân 394,594m3 gỗ các loại thì mới đây, Sở Tài chính lại có văn bản đề nghị hủy bỏ kiến nghị bằng văn bản mà trước đó chính đơn vị này đã kiến nghị lên UBND tỉnh Nghệ An.

Lý giải cho việc ban hành văn bản kiến nghị hủy bỏ lần này, ông Trần Việt Dũng – Phó giám đốc Sở Tài chính Nghệ An cho rằng, kết quả kiểm tra thực tế của đoàn liên ngành theo Quyết định số 106/QĐ-STC ngày 18/6/2020 của Sở Tài chính đã kết luận toàn bộ số lượng gỗ của Công ty giữa hồ sơ lý lịch gỗ và thực tế gỗ đều phù hợp và theo kiến nghị của Công ty CP đầu tư xây dựng và Thương mại Nam Thành Quang (Cty Nam Thành Quang) tại Công văn số 09/CVNTQ ngày 19/7/2020.

gfdgdg

Đại diện Cty Nam Thành Quang khẳng định, toàn bộ số gỗ nói trên đã được doanh nghiệp này ký kết mua bán trước đó tại nước Lào và đang thời gian chờ xử lý thì bị lũ cuốn trôi?

Xin chỉ đạo của Thủ tướng

Cùng với việc xử lý số phận gần 400 m3 gỗ quý nói trên theo kiểu “tiền hậu bất nhất” của Sở Tài chính tại văn bản số 2527 ngày 29/7/2020 do ông Trần Việt Dũng ký thì chính đơn vị này cũng đề nghị UBND tỉnh Nghệ An “xem xét có văn bản xin Thủ tướng Chính phủ về thủ tục kê khai nộp thuế cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại tổng hợp Nam Thành Quang hoàn tất thủ tục về số gỗ đã được thu gom, trục vớt nói trên theo quy định của pháp luật”.

Được biết, sau khi UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định xác lập gần 400m3 gỗ quý được cho là trôi dạt từ Lào về huyện Kỳ Sơn, Tương thì Cty Nam Thành Quang cũng đã có văn bản phản ứng về động thái này của các cấp có thẩm quyền. Đại diện Cty Nam Thành Quang khẳng định rằng, toàn bộ số gỗ nói trên đã được doanh nghiệp này ký kết mua bán trước đó tại nước Lào và đang thời gian chờ xử lý thì bị lũ cuốn trôi?

Chính vì vậy, đến ngày 05/6/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 3488/UBND-KT giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra, xử lý kiến nghị của Cty Nam Thành Quang.

Sau khi tiến hành xác minh, kiểm tra lai lịch thực tế, đến ngày 29/7/2020, Sở Tài chính Nghệ An đã có văn bản kiến nghị lãnh đạo UBND xem xét, xin chủ trương cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định để cho Cty Nam Thành Quang hoàn tất thủ tục về số gỗ đã được thu gom, trục vớt nói trên theo quy định của pháp luật.

Như vậy, số phận gần 400m3 gỗ quý nằm rải rác ở khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương từ năm 2018 đến nay đã được “thay tên, đổi chủ sở hữu” 02 lần. Đó là từ việc ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu tài sản toàn dân (11/11/2019) đến nay lại kiến nghị xác lập quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Đến đây, dư luận không khỏi bất ngờ và hoài nghi bởi ngay thời điểm ban đầu kiểm tra, xác định số phận của gần 400m3 gỗ nói trên và đến thời điểm hiện nay, các Sở, ban ngành của tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản theo kiểu “tiền hậu bất nhất”?

Có thể bạn quan tâm

  • Hàng trăm m3 gỗ quý ở biên giới Nghệ An: Vì sao những thông tin liên quan chưa được hé lộ?

    Hàng trăm m3 gỗ quý ở biên giới Nghệ An: Vì sao những thông tin liên quan chưa được hé lộ?

    04:50, 07/03/2020

  • Hàng trăm m3 gỗ quý dọc biên giới Nghệ An về đâu?

    Hàng trăm m3 gỗ quý dọc biên giới Nghệ An về đâu?

    11:05, 08/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vụ hàng trăm m3 gỗ quý ở biên giới Nghệ An (Kỳ III): Xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO