Vụ kiện Vinasun – Grab: Hòa giải ở phiên phúc thẩm?

Diendandoanhnghiep.vn Vụ kiện sơ thẩm giữa Vinasun - Grab đã khép lại nhưng nhiều ý kiến cho rằng có thể sẽ xuất hiện kịch bản hòa giải ở phiên phúc thẩm.

Hòa giải thì có, hoà giải thành thì... cực khó

Sở dĩ vì sao có những giả định nêu trên là vì sau 2 lần hòa giải bất thành, cụ thể, ở lần hòa giải thứ nhất theo thủ tục của Tòa án và lần thứ 2 khi vụ việc đang được xét xử thì cả 2 bên đều đề nghị HĐXX cho được tạm dừng phiên tòa để 2 bên ngồi lại với nhau và tìm phương án hòa giải.

Tuy nhiên, sau hơn một tháng hòa giải, cả Vinasun và Grab đều không thể đi đến thống nhất. Và ngày 28/12/2018, HĐXX đã chính thức tuyên án, buộc Grab phải đền bù thiệt hại cho Vinasun số tiền 4,8 tỉ đồng và điều đó đồng nghĩa với việc phần thắng thuộc về Vinasun. Tuy nhiên, sau khi bản án sơ thẩm kết thúc, nhiều ý kiến cho rằng chắc chắn Grab sẽ kháng nghị và có thể sẽ xuất hiện một kịch bản hòa giải ở phiên phúc thẩm.

Dẫn chứng là sau khi HĐXX tuyên án buộc Grab phải đền bù thiệt hại cho Vinasun 4,8 tỉ đồng, Luật sư Lưu Tiến Dũng, đại diện bảo vệ quyền lợi cho Grab đã thông tin với báo chí và cho rằng, Tòa án kinh tế - TAND TP HCM, đã đi quá xa trong phần phán quyết của mình.

Luật sư Lưu Tiến Dũng, đại diện bảo vệ quyền lợi cho Grab đã thông tin với báo chí và cho rằng, Tòa án kinh tế - TAND TP HCM, đã đi quá xa trong phần phán quyết của mình.

Luật sư Lưu Tiến Dũng, đại diện bảo vệ quyền lợi cho Grab đã thông tin với báo chí và cho rằng, Tòa án kinh tế - TAND TP HCM, đã đi quá xa trong phần phán quyết của mình.

Theo Luật sư Dũng, ông rất ngạc nhiên khi HĐXX đã đã bỏ qua toàn bộ kiến nghị của đại diện của Viện kiểm sát nhân dân TP HCM, khi Viện kiểm sát nhận định Vinasun đã không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa các thiệt hại nếu có của họ và những cáo buộc vi phạm pháp luật mà họ đưa ra với Grab.

Vấn đề nói trên càng được khẳng định khi đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP HCM tuyên bố: Công ty cổ phần thẩm định - giám định Cửu Long tiếp tục vắng mặt để tham gia quá trình tranh luận là vi phạm quy định pháp luật. Và đại diện Viện kiểm sát cũng nhấn mạnh rằng có rất nhiều sai sót rõ ràng và cơ bản trong phương pháp tiếp cận và cách tính toán thiệt hại của Cửu Long, từ đó không thể đưa đến kết luận rằng hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam là nguyên nhân duy nhất gây ra sự sụt giảm lợi nhuận của Vinasun.

Cũng theo Luật sư Dũng: “Với rất nhiều nội dung không rõ ràng, nhiều sai sót và nhiều câu hỏi chưa được trả lời, cũng như việc thiếu cơ sở pháp lý và bằng chứng để chứng minh mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa các thiệt hại nếu có của Vinasun và các hoạt động kinh doanh của Grab, bản án sơ thẩm hôm nay chắc chắn cần phải được xem xét lại để đảm bảo tính công bằng của một bản án”. Vì vậy, Grab sẽ kháng nghị về phán quyết của HĐXX ngày 28/12/2018.

Luật sư Nguyễn Văn Đức đại diện cho Vinasun nhận định về phát quyết của HĐXX

Luật sư Nguyễn Văn Đức, đại diện cho Vinasun nhận định về phát quyết của HĐXX với báo chí.

Ở chiều ngược lại, nhận định về phán quyết của HĐXX, Luật sư Nguyễn Văn Đức – đại diện quyền lợi cho VInasun, cho rằng: Phán quyết ngày 28/12/2018 của HĐXX TAND TP HCM trong vụ án vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH Grab (Grab), được xem là một phán quyết công tâm, khách quan và có hậu. Cụ thể, HĐXX đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng của Grab khi hoạt động tại Việt Nam. “Tòa xét thấy căn cứ các chứng cứ cũng như lời khai nhân chứng, người liên quan thì Grab giao dịch với hành khách bằng phương thức kết nối phần mềm. Tuy nhiên, Grab không đáp ứng các điều kiện này và HĐXX cho rằng Grab đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải” - ông Đức phân tích. Và đây cũng chính là mục tiêu của vụ kiện, do đó, việc nhiều ý kiến cho rằng liệu có xuất hiện kịch bản hòa giải hay không? Theo quan điểm của cá nhân tôi, là khó có thể thực hiện vì trước đó, 2 bên đã ngồi lại để đưa ra các giải pháp nhưng không thành - Luật sư Đức nói

Bản chất vụ kiện "không hẳn.... vì tiền"

Theo Luật sư Nguyễn Hải Vân - Đoàn Luật sư TP HCM, phân tích: Bản chất của vụ kiện này là "tranh chấp đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng". Và Vinasun đã chứng minh được Grab đang hoạt động kinh doanh vận tải, và chính là mô hình kinh doanh vận tải điện tử chứ không đơn thuần chỉ là cung ứng phần mềm kết nối. Để kinh doanh vận tải bằng ô tô thì doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện như niên hạn xe, đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, khấu trừ thuế thu nhập, nhân viên phải được tập huấn, tài xế phải đủ điều kiện hành nghề, có bộ phận pháp lý, đăng ký tiêu chuẩn dịch vụ theo quy định, phải có giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải, phải có phù hiệu xe hợp đồng, nếu là taxi thì phải có bảng hiệu TAXI, danh sách hành khách, thời gian đi, đến, nơi đi nơi đến – Luật sư Vân nói.

Luật sư Nguyễn Hải Vân: Bởi lẽ, mục đích của vụ kiện này không đơn thuần chỉ dừng lại ở phần bồi thường thiệt hại về “tiền”

Luật sư Nguyễn Hải Vân: Sẽ khó có thể hòa giải , bởi lẽ, mục đích của vụ kiện này không đơn thuần chỉ dừng lại ở phần bồi thường thiệt hại về “tiền”

Về ý kiến cho rằng liệu có xuất hiện kịch bản hòa giải ở phiên phúc thẩm hay không, Luật sư Vân cho rằng, kịch bản này sẽ không thể xảy ra. Bởi lẽ, mục đích của vụ kiện này không đơn thuần chỉ dừng lại ở phần bồi thường thiệt hại về “tiền”. Bản chất của vụ việc mà Vinasun đưa ra khởi kiện là vì một môi trường kinh doanh bình đẳng theo quan điểm của doanh nghiệp. Do đó, Vinasun đã thu thập tất cả các chứng cứ, chứng minh những sai phạm nghiêm trọng của Grab khi hoạt động tại Việt Nam và những chứng cứ đó như tôi đã phân tích ở trên – Luật sư Vân nhấn mạnh.

Đồng tình về phán quyết của HĐXX, ông Trần Thanh Hải - Tổng Giám đốc Công Ty BE GROUP, cho biết: đây là dịch vụ vận tải vì bản chất chúng ta đưa khách từ điểm A đến điểm B. Tất cả chuỗi công nghệ khoa học, gọi tắt là 4.0, chỉ giúp tối ưu hoá công việc, giúp ngành vận tải làm tốt hơn, tiết kiệm chi phí, đem lại giá trị tốt hơn cho đồng tiền người tiêu dùng. Và ai đó nói rằng loại hình dịch vụ này là công ty vận tải sẽ đi ngược công nghiệp 4.0 thì tôi nghĩ là sai hoàn toàn – ông Hải phân tích.

Tương tự, nhìn nhận ở khía cạnh công tâm và khách quan, chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng: Tôi hoàn toàn ủng hộ phán quyết của HĐXX về việc Grab đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Vì vậy tôi cho rằng, các mô hình như Grab cần được sớm định danh rõ ràng là loại hình kinh doanh vận tải để tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp. Đồng thời, mong các nhà hoạch định chính sách sớm đưa ra các giải pháp và sửa đổi phù hợp cho Nghị định 86 mới – TS Nghĩa nói.

Vì vậy mới nói, điều quan trọng nhất trong vụ kiện này là trả lời câu hỏi: THỰC SỰ GRAB LÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ kiện Vinasun – Grab: Hòa giải ở phiên phúc thẩm? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714206830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714206830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10