Các hình thức lừa đảo của các nhóm kinh doanh đa cấp ngày càng "tinh vi" hơn khi "đánh đồng" với khái niệm "khởi nghiệp" vốn dễ truyền cảm hứng đối với sinh viên.
Chúng tiếp cận các bạn trẻ bằng những tin nhắn facebook - MXH được giới trẻ sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Hiện tượng nhiều sinh viên ngoan giỏi bỗng dưng mất tích liên quan tới một nhóm kinh doanh đa cấp đang gây xôn xao cộng đồng. Nạn nhân được nhắm đến là những sinh viên năm thứ nhất sống xa gia đình với kịch bản được soạn sẵn: Làm giả hồ sơ du học để xin gia đình hàng trăm triệu nhưng thực chất là đóng tiền để có chức vụ, đầu tư vào nhóm kinh doanh đa cấp.
Có thể thấy, thủ đoạn của những tổ chức kinh doanh đa cấp ngày càng tinh vi khi liên tục đánh trúng tâm lý sinh viên với những từ mời gọi hấp dẫn. Trong đó, inbox qua Facebook Messenger là hình thức phổ biến nhất được chúng sử dụng để tiếp cận sinh viên.
Bỗng dưng một ngày đẹp trời, bạn nhận được lời mời kết bạn kèm theo dòng inbox nghe rất nghiêm túc và nội dung có liên quan đến "khởi nghiệp", "kinh doanh" của một người có nhiều bạn chung với bạn nhưng bạn cam đoan không quen, đó rất có thể là lời mời, chiêu dụ đến từ đa cấp.
Mùa dịch COVID-19 vừa qua cũng là thời cơ để các hình thức đa cấp "ra tay", khi mà công việc part-time của sinh viên không còn, kinh tế gia đình khó khăn và chúng mình tìm kiếm việc làm. Cụm từ khóa "vừa kiếm thêm thu nhập vừa phát triển kĩ năng kinh doanh" đánh trúng tâm lý của những sinh viên nhẹ dạ cả tin.
Các kịch bản mời gọi rất đa dạng và được tinh chỉnh để đánh trúng tâm lý từng đối tượng. Đối với một sinh viên yêu thích trải nghiệm và tham gia hoạt động - sự kiện, kịch bản sẽ được thay đổi thành dùng nhiều từ tiếng Anh rất "kêu" như "event planner", "plan quốc tế kết nối sinh viên".
Trong mẫu tin nhắn này, kẻ dụ dỗ lấy lý do "khảo sát sinh viên kinh doanh online" để thăm dò đối tượng. Một khi "con mồi" bắt chuyện sẽ lập tức trưng CV nghe có vẻ choang choang để tạo niềm tin và thuyết phục.
Khiến bạn nghĩ rằng dường như bạn đang bỏ lỡ một sự kiện hay ho được nhiều người quan tâm.
Lời chào thiện cảm nhưng chung chung, bỏ nhỏ các từ khóa "start-up", "doanh nghiệp trẻ" vốn hấp dẫn những sinh viên đang mong muốn có cơ hội học hỏi, cọ xát thực tế.
"Khoe khéo" thành tựu "đi làm tập đoàn nước ngoài" và "founder của dự án khởi nghiệp 4 năm" nhưng không nói chính xác tên tập đoàn để thu hút "con mồi".
Lời khuyên dành cho bạn khi nhận được những inbox kiểu này chính là khoan vội trả lời hoặc kết bạn với người lạ. Hãy kiểm tra profile cá nhân người đó trước khi trả lời.
Profile của những đối tượng đa cấp lừa đảo thường rất ấn tượng với CV làm việc qua rất nhiều nơi kèm hình ảnh long lanh. Tuy nhiên, khi kéo xuống tiếp, các đối tượng đa cấp lừa đảo sẽ share nhiều nhất về nơi làm việc của mình, cũng chính là công ty trụ sở lừa đảo.
Trang Facebook công ty không có logo, cũng không có phần giới thiệu chi tiết về công ty, hình ảnh đa số là các hoạt động team-building trông rất quy mô, hoành tráng.