Chế thuốc ung thư giả có thể đối mặt với án tử hình

Diendandoanhnghiep.vn Các đối tượng có liên quan trong sự việc chế tạo thuốc ung thư từ bột than tre sẽ bị xử lý nghiêm theo Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, mới đây sở Y tế Hải Phòng vừa phát hiện vụ thuốc ung thư giả được làm từ bột than tre vào các vỏ thuốc con nhộng để đóng gói bán cho bệnh nhân ung thư. Có 3 đối tượng được xác định liên quan đến vụ việc là bà Đào Thị Chúc (đại diện cơ sở Vinaca), ông Nguyễn Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Hồng An Phong), ông Nguyễn Xuân Thu (Giám đốc công ty Vinaca).

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc xác định các đối tượng nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào cần có kết quả điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, qua các thông tin ban đầu cho thấy hành vi của các đối tượng đã có dấu  hiệu của tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh" quy định tại điều 194 BLHS năm 2015. Các hành vi này sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc  theo quy định của pháp luật.

Các

Các "dược sĩ" đang sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.

“Trong vụ việc này, ông Tuấn khai được ông Thu nhờ nghiền từ bột tre, nứa, gỗ thành bột than hoạt tính, nếu ông Tuấn không bàn bạc hoặc không biết ông Thu sử dụng bột than hoạt tính đó vào mục đích làm giả thuốc ung thư thì chưa có căn cứ để qui trách nhiệm ông Tuấn sản xuất hoặc đồng phạm với ông Thu về tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Bà Chúc (vợ ông Thu) là người quản lý công nhân đổ bột than vào vỏ thuốc con nhộng và dãn nhãn mác thuốc chữa ung thư. Hành vi này có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Cũng theo lời khai của những người liên quan, ông Thu là người lo nguyên liệu đầu vào, bao bì máy móc để sản xuất các viên con nhộng chứa than hoạt tình thành thuốc chữa ung thư, có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm và  mức  hình phạt có thể lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, tương ứng với hành vi và hậu quả mà tội phạm gây ra”, luật sư Hùng nêu quan điểm.

Đồng thời, luật sư Hùng cũng cho rằng cần điều tra các đối tượng liên quan xem họ có bàn bạc, phân công, phân nhiệm hay không, từ đó mới có thể kết luận có đồng phạm hay không và vai trò của họ là gì?

“Bà Chúc nếu được ông Thu phân công thực hiện việc đóng và dán nhãn mác sản phẩm thì sẽ bị xem xét đồng phạm với vai trò là người thực hành. Nếu ông Tuấn biết việc ông Thu làm là chế tạo thuốc ung thư, ông Tuấn sẽ bị xem xét đồng phạm với vai trò người giúp sức.

Các sản phẩm này đã được phân phối, nếu ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản cho người sử dụng sẽ là các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cho các đối tượng liên quan tương ứng với  hậu quả do các hành vi các đối tượng gây ra và mức cao nhất của khung hình phạt là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”, luật sư Hùng nói.

Nhìn rộng hơn, ông Hùng cho rằng hiện nay chế tài về hình sự trong lĩnh vực này xử lý ít, chưa nghiêm khắc và có sự tiếp tay khi xử lý không minh bạch, không khách quan tạo cho người vi phạm nhờn luật.

“Hơn nữa, các hành vi này hiện nay ít khởi tố vụ án chỉ phạt hành chính bằng tiền nên tạo cơ hội cho người vi phạm tiếp tục vi phạm. Bộ luật Hình sự mới đã có quy định nghiêm khắc hơn nhưng vẫn đề là người thực thi pháp luật có nghiêm khắc và cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương chưa nghiêm khắc, minh bạch, trách nhiệm trong công việc chuyên môn và xử lý hành vi vi phạm”, ông Hùng nói.

Với hành vi kinh doanh thuốc giả, Bộ luật Hình sự quy định chỉ xử phạt hành vi đã cấu thành tội phạm, chưa làm rõ vấn đề nguồn gốc của hàng giả để xử lý triệt để. Ngoài ra, quy định về xử phạt hành chính mới chỉ xử phạt đối với số lượng hàng bị bắt, thu giữ nên không đủ sức răn đe.

“Hiện tại, chế tài xử phạt “vấn nạn” hàng giả được thực hiện theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng. Theo đó, hành vi buôn bán hàng giả có mức xử phạt hành chình từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng, với mức xử phạt hành chính số tiền nêu trên là quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ thu được nên gần như họ không”, ông Hùng nói .

Vì vậy, "cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với những vụ việc vi phạm hàng giả, hàng nhái. “Thậm chí, đối với vụ việc gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng thì cần được truy tố và xử lý hình sự”, ông Hùng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chế thuốc ung thư giả có thể đối mặt với án tử hình tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713597295 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713597295 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10