“Vua thép” Hòa Phát tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu hãm sâu

Diendandoanhnghiep.vn Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã “bốc hơi” 55% trong 1 năm, đồng nghĩa với việc tài sản của Chủ tịch HPG Trần Đình Long bị “thổi bay” 1,6 tỷ USD.

>>>Hòa Phát đầu tư đóng mới 2 tàu tải trọng 24.500 tấn

Lợi nhuận nghìn tỷ

Mặc dù lợi nhuận sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước, nhưng với lợi nhuận sau thuế lên đến hơn 12.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm đã là con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường chỉ mới hồi phục hậu đại dịch COVID-19 như hiện nay.

Hòa Phát đạt 12.229 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2022.

Hòa Phát đạt 12.229 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đã ghi nhận 82.118 tỷ đồng doanh thu và 12.229 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành 46% kế hoạch năm. Tính riêng quý II, Hòa Phát đạt doanh thu 37.714 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.023 tỷ đồng.

Theo Hòa Phát, trong quý II, mặc dù thị trường nguyên liệu trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp do xung đột Nga - Ukraine nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng quý II/2022 đạt 1,8 triệu tấn, trong đó có gần 380.000 tấn thép xây dựng xuất khẩu. Tiêu thụ ống thép, tôn mạ lần lượt đạt 159.000 tấn và 75.000 tấn. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát đã sản xuất 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ. Tiêu thụ thép xây dựng, phôi thép và HRC đạt gần 4 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó, thép xây dựng là 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với 6 tháng đầu năm 2021. Sau nửa năm, bán hàng HRC của Hòa Phát ghi nhận 1,4 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ. Sản phẩm hạ nguồn HRC như ống thép, tôn mạ đạt lần lượt 377.000 tấn và 180.000 tấn, tương đương mức tiêu thụ nửa đầu năm 2021.

Các lĩnh vực khác của doanh nghiệp vẫn hoạt động theo đúng kế hoạch quý. Nông nghiệp đóng góp 4% doanh thu chung. Về bất động sản, tháng 6/2022, Hòa Phát đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng Khu công nghiệp Yên Mỹ II thêm 216 ha. Về ngành điện máy gia dụng, dự kiến trong quý III/2022, công ty dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường một số dòng sản phẩm mới như máy lọc nước, máy lọc không khí…

Hiện tại, các dự án lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Úc, Nhà máy sản xuất vỏ container tại Bà Rịa-Vũng Tàu, trung tâm sản xuất hàng gia dụng tại Hà Nam… đang được đẩy nhanh tiến độ.

Cổ phiếu liên tục lao dốc

Nhưng trái ngược với kết quả kinh doanh, cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán lại liên tục lao dốc từ đầu năm đến nay. Hiệp, cổ phiếu HPG đang giao dịch ở vùng giá 19.200 đồng/cổ phiếu (giá chốt phiên giao dịch ngày 5/10), giảm gần 46% từ đầu năm, và giảm hơn 55% từ đỉnh giá hồi tháng 10/2021. Điều này đồng nghĩa với vốn hóa thị trường của Hòa Phát đã “bốc hơi” 140.400 tỷ đồng, tương đương gần 6 tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm.

Cổ phiếu HPG đã bốc hơi hơn 55% thị giá từ đỉnh hồi tháng 10/2021.

Cổ phiếu HPG đã bốc hơi hơn 55% thị giá từ đỉnh hồi tháng 10/2021.

Hiện Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đang nắm giữ 1,5 triệu cổ phiếu HPG, tương đương với 26,08% vốn điều lệ của Hòa Phát. Với việc cổ phiếu liên tục sụt giảm, đồng nghĩa với tài sản của tỷ phú Trần Đình Long cũng đã bị “thổi bay” 1,6 tỷ USD. 

>>>7 tháng, Hòa Phát cung cấp hơn 4,5 triệu tấn thép ra thị trường

Cổ phiếu HPG sụt giảm trong bối cảnh nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, điển hình là giá thép. Theo đó, quý II/2022 vừa qua có thể xem là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 2 năm trở lại đây đối với ngành thép và cả Hòa Phát. Giá thép giảm trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn cao khiến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đầu ngành thép giảm 59% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 4.000 tỷ đồng.

Sau giai đoạn giảm mạnh liên tục trong quý II và quý III/2022, giá thép xây dựng của Hòa Phát tại thị trường nội địa đã tăng trong những tuần gần đây nhưng tiềm năng tăng giá trong các tháng còn lại của năm có thể ở mức khiêm tốn. Mức tăng giá nhỏ giọt chỉ từ 100 – 200 đồng/kg mỗi lần của Hòa Phát phần nào cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang tăng chậm. Trong khi đó, giá thép cây thế giới hiện chỉ còn 1/3 so với đỉnh.

Bên cạnh đó, cổ phiếu HPG còn chịu áp lực bán ra mạnh từ phía nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây. Đơn cử như trong phiên 5/10, khối ngoại cũng mạnh tay bán ròng gần 141 tỷ đồng cổ phiếu HPG, đóng góp thêm nguyên nhân khiến thị giá giảm sâu. Tổng cộng, HPG đã bị khối ngoại bán ròng gần 5.600 tỷ đồng từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng cũng là yếu tố gây bất lợi khi cơ cấu tài chính của Hòa Phát đang ghi nhận nợ vay chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến cuối quý II/2022, Hòa Phát đang vay nợ hơn 70.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với các tài sản được hưởng lãi suất. Hòa Phát ước tính mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản của lãi suất sẽ làm tăng hoặc giảm 12,43 tỷ đồng lợi nhuận thuần hợp nhất cho kỳ 6 tháng.

Đây là con số không lớn so với lợi nhuận của Hòa Phát. Tuy nhiên, con số này có thể sẽ tăng thêm khi tập đoàn chuẩn bị đầu tư cho dự án Dung Quất 2 với tổng mức đầu tư lên đến 85.000 tỷ đồng (hiện dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng), trong đó nguồn vốn vay chiếm khoảng 35.000 tỷ đồng. Cùng với việc tỷ giá USD liên tục leo thang khiến doanh nghiệp đầu ngành thép còn phải gánh thêm khoản lỗ tỷ giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong quý II năm nay.

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), giá nguyên liệu có thể giảm tiếp trong quý IV năm nay. Trong bối cảnh như vậy, VDSC đánh giá chi phí sản xuất thép thô của Hòa Phát sẽ chỉ thấp hơn một chút trong quý III so với quý II và sau đó sẽ giảm tiếp trong quý IV khi mà Hòa Phát đã chủ động hạn chế dự trữ nguyên liệu và cắt giảm sản xuất trong tháng 7-8. Như vậy, một phần lớn thép bán ra trong quý III có thể được sản xuất từ nguyên liệu giá cao.

Trong những tháng tới và năm 2023, VDSC kỳ vọng doanh số bán thép xây dựng sẽ phục hồi nhanh hơn so với thép dẹt. Tiêu thụ thép xây dựng hàng tháng trong quý IV có khả năng bình thường trở lại sau khi tăng đột biến vào tháng 9 trong khi HRC và tôn mạ vẫn yếu do nhu cầu thấp từ các thị trường lớn (Mỹ và EU).

Sang năm 2023, VDSC cũng kỳ vọng thép xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh hơn thép dẹt trên cơ sở triển vọng giải ngân đầu tư công của Chính phủ sẽ tăng tốc trong khi lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trên toàn cầu cho đến giữa năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vua thép” Hòa Phát tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu hãm sâu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713876698 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713876698 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10