Vướng mắc khi bỏ hộ khẩu giấy: Vì đâu nên nỗi?

Diendandoanhnghiep.vn Công điện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là Công điện được người dân mong chờ nhất sau khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.

>> Không phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu khi giải quyết thủ tục hành chính

 Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023. (Ảnh: Pha Lê)

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy không còn giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023 khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Pha Lê

Ngày đầu tiên của tháng 03/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện của Thủ tướng về việc chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Đối tượng của Công điện là Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Báo cáo của Bộ Công an, hiện có 39 thủ tục hành chính (TTHC) có liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, tuy nhiên, mới có 2 TTHC của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Bộ Công Thương) đã công bố, công khai TTHC để triển khai thực hiện theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện các TTHC, cung cấp dịch vụ công.

Từ đó, Bộ Công an đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát sửa đổi các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công, công bố TTHC, chỉnh sửa phần mềm, xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết.

Báo cáo trên cho thấy, vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm quy định và chỉ đạo của Chính phủ nên dẫn đến tình trạng gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức, vẫn còn tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú như giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân. Một số địa phương đã kết nối với hệ thống thông tin giải quyết TTHC với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo điều kiện nhưng vẫn hạn chế khai thác, sử dụng thông tin dân cư trong giải quyết TTHC.

Việc này khiến cho không ít người dân bức xúc vì trước giờ vẫn đinh ninh là Căn cước công dân gắn chip sẽ giúp đơn giản hóa các TTHC, chứ không ngờ đâu vẫn hoàn đấy, Căn cước công dân thì vẫn cần, mà các giấy tờ để làm thủ tục thì vẫn không chịu bỏ.

Sở dĩ có tình trạng lạ thường này một phần là do sự thiếu đồng bộ trong tiến độ kết nối, khi hiện vẫn còn 3 tỉnh: Gia Lai, Phú Yên, Bắc Kạn vẫn chưa hoàn thành kết nối hệ thống thông tin giải quyết TTHC với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thêm nữa, dù đã kết nối, một số tỉnh thành hầu như không hề truy cập khai thác thông tin. Thế nên mới có chuyện trong khi lượt truy cập của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Long An, Yên Bái… cao ngất ngưởng thì Sơn La lại không có lượt nào, và danh sách các tỉnh thành dưới 30 lượt thì không hề ngắn, như: Vĩnh Long, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Giang, Đă‌k Nông, Quảng Nam… Hậu quả là người dân không biết phải làm sao cho đúng, khi thủ tục tưởng số hóa lại thành một nửa thủ công, mất thời gian, công sức, chi phí.

Người dân làm thủ tục hành chính tại một phường ở Hà Nội. Ảnh: Hữu Hưng

Người dân làm thủ tục hành chính tại một phường ở Hà Nội. Ảnh: Hữu Hưng/NLĐ

>> Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Tâm tư trước giờ G

>> Bộ Công an không có chủ trương thu sổ hộ khẩu

>> [eMagazine] Bước chuyển lịch sử của sổ hộ khẩu

Trong khi đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Bộ Công an đánh giá là  “đúng, đủ, sạch, sống” và nó là nền tảng gốc phục vụ cho việc bỏ sổ hộ khẩu giấy và chuyển đổi số quốc gia.

Đánh giá đã được kiểm nghiệm từ thực tiễn. Tức là khi các bộ, ngành, địa phương ứng dụng công nghệ thông tin cập nhật, kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết TTHC sẽ giảm chi phí cho người dân khi thực hiện TTHC ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng mỗi năm.

Lưu ý, đây mới chỉ là con số tạm tính từ việc người dân, cơ quan chức năng không phải thực hiện sao, chụp, chứng thực hoặc kê khai nhiều lần các thông tin cơ bản. Một thay đổi nhỏ nhưng lợi ích đem lại vô cùng lớn cho người dân, doanh nghiệp, xã hội…

Một con số khác, chỉ trong vòng 1 tháng, quỹ bảo hiểm thất nghiệp với hơn 41.000 tỷ đồng đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chi trả phục vụ người dân bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19 mà không xảy ra nhầm lẫn, sai sót nào. Tất cả những kết quả trên cũng bắt nguồn từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp bày tỏ: “Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi vui mừng và mong đợi rất nhiều, tin tưởng chuyển đổi số sẽ thành công. Hơn ai hết, cùng với người dân, doanh nghiệp là chủ thể thấu hiểu nhất lợi ích, kết quả từ cuộc cách mạng chuyển đổi số này mang lại”.  

Với những lợi ích thiết thực không chỉ cho người dân và doanh nghiệp mà còn tiết kiệm được nguồn lực lẫn nâng tầm Quốc gia như thế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo khắc phục những khó khăn trong việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy rằng “Không được làm ảnh hưởng đến người dân, dù chỉ là một ngày, thậm chí một giờ”.

Ngay cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhiều lần chỉ rõ: “Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Chuyển đổi số chính là chuyển đổi về tư duy, nhận thức, chuyển phương thức làm việc thủ công sang hiện đại, môi trường số, điện tử. Muốn chuyển đổi số thành công thì tư duy, nhận thức của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải thật sự được chuyển đổi”.  

Điều này cũng có nghĩa, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy mà thay vào đó là phương thức quản lý hoàn toàn mới trên môi trường số, điện tử không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong cải cách hành chính phục vụ Nhân dân mà sẽ làm thay đổi cả tư duy, nhận thức của lãnh đạo, hệ thống quản lý, chính quyền, cán bộ các cấp trong quản lý hành chính. 

Do đó, Công điện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói trên là Công điện được người dân mong chờ nhất, khi tình trạng quản lý dân cư ở nhiều địa phương trong cả nước bỗng trở nên rối ren sau khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.

Công điện lần này đã cho thấy phản ứng kịp thời của chính phủ, thể hiện rõ quyết tâm chấn chỉnh các hoạt động hành chính công theo hướng phục vụ tốt nhất lợi ích nhân dân và lợi ích quốc gia.

Hy vọng, sau Công điện, con chip trên Căn cước công dân sẽ được trả lại công năng thực sự của nó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vướng mắc khi bỏ hộ khẩu giấy: Vì đâu nên nỗi? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714150642 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714150642 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10