Do thời gian qua đã áp dụng mức trần, nên hiện nay nhiều bệnh viện chưa được quyết toán khoản vượt trần từ năm 2019 đến nay với tổng số tiền hơn 7.000 tỷ đồng.
>>Bảo hiểm y tế: Chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật
Ngày 16/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (bảo hiểm y tế) bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Bộ Y tế đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và hàng trăm bệnh viện trên cả nước.
Nghị định 75 của Chính phủ được ban hành tháng 10 vừa qua có thay đổi quan trọng, đó là bỏ quy định tổng mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tức là bỏ mức trần thanh toán cho các cơ sở y tế. Việc này có hiệu lực thi hành từ ngày 3/12 năm nay.
Tuy nhiên, do thời gian qua đã áp dụng mức trần nên hiện nay nhiều bệnh viện chưa được quyết toán khoản vượt trần từ năm 2019 đến nay với tổng số tiền hơn 7.000 tỷ đồng. Vậy khi nào số tiền này được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả cho các bệnh viện?
Ngày 19/10 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo đó, Nghị định 75 bãi bỏ quy định về tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thay vào đó, thực hiện phương thức thanh toán theo thực tế giá dịch vụ.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, sự thay đổi này giúp các bệnh viện tháo gỡ được bất cập khi số bệnh nhân và chi phí khám chữa bệnh trên thực tế cao hơn dự kiến ban đầu, mà mức dự kiến ban đầu được xác định dựa vào tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của năm trước đó nên thường không sát thực tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nêu rõ, Nghị định 75 quy định việc giao dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lùi thời điểm thanh toán thuốc chống lao sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm y tế
>>Người dân tộc thiểu số không được tiếp cận bảo hiểm y tế là rất lớn
Thực hiện thông báo số dự kiến chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tới cơ sở khám chữa bệnh để làm cơ sở lập kế hoạch sử dụng kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong năm nhưng không áp dụng làm căn cứ tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp vượt số dự kiến chi”.
Trong khi chờ phương thức mới thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/12 tới thì tổng số tiền mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa quyết toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh là hơn 7.000 tỷ đồng.
Đây là phần chi phí phát sinh theo thực tế, còn gọi là số tiền vượt trần mà các bệnh viện phải giải trình thoả đáng mới được chi trả nên thưởng bị chậm thanh toán.
Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết số tiền vừa nêu đang được rà soát để thanh toán. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang yêu cầu bảo hiểm xã hội các tỉnh phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh rà soát, tổng hợp, đánh giá, giám định để tiến hành thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bởi, có những khoản chi từng bị cơ quan thanh tra, kiểm toán "tuýt còi".
“Theo thống kê sơ bộ, số tiền vượt tổng chi hơn 7.000 tỷ đồng trong 3 năm. Chúng tôi đang đôn đốc thực hiện, đảm bảo trong những tuần đầu tiên khi Nghị định 75 có hiệu lực, thì bảo hiểm xã hội các tỉnh thành phố sẽ tổng hợp xong và đề nghị thanh toán theo quy định”, ông Phúc nói.
Có thể bạn quan tâm
13:33, 01/07/2023
22:08, 05/10/2022
21:08, 02/08/2022