Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 đã công bố Báo cáo rủi ro kinh doanh khu vực năm 2018, xác định năm rủi ro cho lục địa châu Phi.
Đó là thất nghiệp/thiếu việc làm, thất bại trong quản trị quốc gia, sốc giá năng lượng, cơ sở hạ tầng quan trọng yếu kém và khủng hoảng tài chính. Thậm chí những rủi ro này đúng với bất kể khu vực hoặc quốc gia nào trên lục địa châu Phi.
Có thể bạn quan tâm
11:15, 23/01/2019
15:40, 22/01/2019
06:15, 22/01/2019
06:30, 20/01/2019
Tuy nhiên, các chuyên gia tại WEF nhận định, hầu hết các quốc gia châu Phi sẽ chịu tổn thương nhiều hơn so với các khu vực khác do những rủi ro trên mang lại.
Cụ thể, thế giới đang được chứng kiến những cuộc biểu tình kéo dài ở Zimbabwe về việc tăng giá nhiên liệu đáng kể khiến người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn để đối phó với chi phí sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
Những thách thức tài khóa của Zimbabwe có nghĩa là đất nước này không có khả năng cung cấp những biện pháp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, Zimbabwe đang lúng túng trong việc phải tìm ra điểm cân bằng mà không làm xấu đi tình trạng tài chính của chính phủ.
Các rủi ro khác cũng rất quan trọng, đặc biệt là quản trị quốc gia và cơ sở hạ tầng. Không có những điều này đồng nghĩa với việc sẽ rất khó để chính phủ xây dựng một nền kinh tế mạnh. Mọi quốc gia đều cần luật pháp công bằng, trong đó các quy định thường được tuân thủ và một hệ thống tư pháp công bằng và minh bạch phân xử các tranh chấp thương mại và các tranh chấp khác. Các nước cũng cần các cơ quan quản lý công bằng trong việc xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử.
Điều này có thể khó khăn với các nước châu Phi khi hầu hết các quốc gia có nền dân chủ không mạnh, sự can thiệp chính trị sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và chuyên môn dịch vụ chuyên nghiệp không phổ biến. Đây là tất cả những thách thức sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và phát triển kinh tế, và phải được giải quyết triệt để nếu muốn những rủi ro này được giảm thiểu thành công.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 tại Davos tuần này (WEF 2019), có một số phiên họp về Châu Phi và các nước đang phát triển nói chung là trung tâm của cuộc thảo luận. Với lịch sử của lục địa châu Phi, trong đó rủi ro và sự phá hoại nhiều hơn cơ hội, có thể dễ dàng nhận thấy những rủi ro tương tự là không thể vượt qua.
Mặc dù vậy, các chuyên gia tại WEF cho rằng, châu Phi là lục địa có tiềm năng khi sở hữu dân số trẻ và năng động. Châu lục này có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên và sự giàu có. Tại nhiều quốc gia, chính phủ đang đẩy mạnh những chính sách để cải thiện sự ổn định chính trị, thúc đẩy hợp tác khu vực và hiện đại hóa các chính sách quốc gia để thu hút đầu tư.
Vào tháng 3 năm 2018, Liên minh châu Phi đã thông qua Thỏa thuận thành lập Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA), đến tháng 11 năm 2018 đã được 55 quốc gia thành viên thông qua. Một khi có hiệu lực, nó sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và là dự án hàng đầu trong Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi. AfCFTA đặt mục tiêu xây dựng một thị trường tích hợp gồm hơn 1 tỷ dân, với tổng GDP trên 3 nghìn tỷ USD.
Cùng với đó, lần đầu tiên tại WEF 2019, Chỉ số thị trường tài chính châu Phi Absa 2018 cũng được công bố. Mục tiêu của chỉ số là thiết lập một mức chuẩn cho cộng đồng đầu tư để đánh giá các nước châu Phi và nhấn mạnh họ có thể học hỏi từ những nước khác .
Chỉ số này sẽ được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá hiệu suất của các quốc gia trên sáu yếu tố chính bao gồm độ sâu thị trường, khả năng tiếp cận ngoại hối, tính minh bạch của thị trường, thuế và môi trường pháp lý và tính thực thi và tính hợp pháp của các thỏa thuận thị trường tài chính.
Chỉ số này không chỉ giúp các nhà đầu tư hiểu được đầu tư vào đâu và những rủi ro mà họ phải đối mặt mà còn giúp mỗi quốc gia hiểu rõ hơn về các lĩnh vực mà họ cần cải thiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ở cấp quốc gia, tiếp tục có những phát triển đáng mừng. Chẳng hạn, Ethiopia phát triển nhanh chóng và đang trải qua một quá trình chuyển đổi đáng khích lệ hứa hẹn sẽ tăng cường dân chủ và mang lại hòa bình lâu dài. Vào tháng 4 năm 2018, Abiy Ahmed, 42 tuổi, đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo trẻ nhất châu Phi khi ông được chọn làm Thủ tướng, sau khi ông Hailemariam Desalegn từ chức.
Ông Abiy đã nhanh chóng đưa ra các cải cách, trong đó bao gồm dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, thả tù nhân chính trị và công bố kế hoạch sửa đổi các đạo luật mang tính đàn áp. Một môi trường quốc gia cởi mở và toàn diện hơn phù hợp với mục tiêu mà các nước châu Phi cần tiếp tục theo đuổi để cạnh tranh tốt hơn trên toàn cầu.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là không có sự yếu kém ở các quốc gia và khu vực khác, nhưng điều rất quan trọng là tại các cuộc gặp gỡ toàn cầu như WEF, chúng ta thừa nhận và khuyến khích sự tiến bộ ở những nơi con người có thể quan sát được. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều thế giới cần phải làm để châu Phi "không bị bỏ mặc lại phía sau".
Thứ nhất, việc tăng cường hệ thống quản trị là không thể tách rời khỏi việc tăng cường dân chủ và các thể chế hỗ trợ, như tư pháp, bầu cử tự do và công bằng và các nghị viện đại diện thực sự cho người dân. Điều này là để những người dân châu Phi có thể tin tưởng vào các quyết định mà chính phủ của họ phải đưa ra theo đuổi sự phát triển lâu dài.
Các nước châu Phi cũng cần được trợ giúp để xây dựng một kênh thông tin truyền thông độc lập để hỗ trợ các tổ chức dân chủ bằng cách cung cấp một kênh truyền đạt thông tin quan trọng để công dân bình thường có thể buộc những người nắm quyền lực chịu trách nhiệm, dù họ là chính trị gia hay đại diện cho lợi ích cá nhân.
Điều bắt buộc thứ hai liên quan đến đặt cải cách giáo dục và hiện đại hóa đào tạo là ưu tiên hàng đầu của lục địa. Chủ đề của WEF năm nay xoay quanh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR), một sự phát triển sẽ có tác động đến khả năng cạnh tranh của Châu Phi.
Trẻ em châu Phi không được tiếp cận với các nguồn lực học tập như các bạn đồng trang lứa ở các nước phát triển, và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng của lục địa để cạnh tranh trong tương lai số.
Điều này có nghĩa là thế giới phải thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về kết quả của hệ thống giáo dục hiện đại; cách xây dựng chương trình giảng dạy quốc gia và phân phối ngân sách nhà nước cho giáo dục.
Thứ hai, cần chú trọng truyền đạt các kỹ năng mới để chuẩn bị cho trẻ em châu Phi cho một tương lai số. Vì nhiều chính phủ không có nguồn tài chính lớn để đầu tư vào giáo dục, điều quan trọng không kém là sự hợp tác phát triển với các công ty tư nhân lớn toàn cầu liên quan đến đầu tư có hệ thống vào việc số hóa học tập.
Thứ ba, nỗ lực hơn trong việc cung cấp nhiều cơ hội hơn và tốt hơn cho phụ nữ trong cuộc cách mạng này. Ngoài mục tiêu bình đẳng giới, việc loại trừ một nửa dân dân số của thế giới khi chúng ta cần tận dụng tất cả tài năng của con người có được là một sự vô lý.