Việc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) can thiệp vào xung đột thương mại giữa Mỹ với Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc
đang khiến dư luận đặt câu hỏi động thái này có tác dụng làm hạ nhiệt hay tiếp lửa cho xung đột giữa các quốc gia này?.
Vừa qua, WTO đã cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của EU trị giá 7,5 tỷ USD liên quan chính sách trợ cấp mà khối này dành cho hãng chế tạo máy bay Airbus.
Nguy cơ leo thang xung đột
Động thái nói trên của WTO đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi trong thời gian qua vai trò của tổ chức này khá mờ nhạt trong giải quyết xung đột thương mại toàn cầu. Đồng thời, đây cũng được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc xung đột pháp lý kéo dài 15 năm qua giữa 2 hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing và Airbus. Tuy nhiên, động thái này của WTO có thể sẽ dẫn tới việc EU sẽ trả đũa Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
03:03, 04/10/2019
16:30, 14/08/2019
Đến nay, Mỹ và EU đã ăn miếng trả miếng nhau bằng các biện pháp bảo hộ thương mại và gần như chưa khởi động được tiến trình đàm phán thương mại chính thức nào. Trong tháng 11 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về có hay không áp thuế quan bảo hộ đối với xe ô tô nhập khẩu từ EU.
Nếu phía Mỹ tung cú đòn này, sẽ gây tổn hại rất lớn đối với các quốc gia thành viên EU, và buộc EU phải đáp trả.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng vừa đề nghị WTO cho phép trừng phạt Mỹbằng thuế quan trị giá 2,4 tỷ USD,vì Mỹ không thực hiện nghiêm chỉnh phán xử của WTO trong vụ Trung Quốc khởi kiện Mỹ áp thuế quan trừng phạt sản phẩm nhôm và thép của Trung Quốc hồi năm 2012. Nếu WTO cho phép Trung Quốc thực hiện biện pháp này, thì có thể sẽ cản trở việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ ký kết thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa 2 nước tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Chile vào tháng 11 tới.
Trong bối cảnh chức đàm phán và giám sát của WTO suy yếu, nếu các thành viên chủ chốt rời WTO, sẽ phá vỡ hợp tác đa phương hóa, làm gia tăng thỏa thuận thương mại song phương và mang tínhkhu vực.
Dù các gói thuế quan trừng phạt lẫn nhau giữa Mỹ với EU, Trung Quốc theo phán xử của WTO là quá nhỏ so với quy mô trao đổi thương mại giữa hai bên và cũng không giúp các bên cải thiện cán cân thương mại, nhưng sẽ làm cho cuộc xung đột thương mại hiện tại giữa các quốc gia này trở nên căng thẳng hơn.
Cần cải tổ mạnh mẽ hơn
Mặc dù vậy, nhưng cũng không thể phủ nhận tác động “cứu hoả” của các phán quyết của WTO. Bởi các phán quyết này của WTO sẽ đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nước thành viên theo quy tắc chung của WTO. Mỹ, Trung Quốc và EU đều là những đối tác kinh tế và thương mại rất quan trọng của nhau và cũng không thể không cần các đối tác khác trên thế giới để tạo thành liên minh nhằm đối phó với đối tác kia. Bởi vậy, chỉ khi dựa trên nền tảng là những quy tắc chung của WTO thì các nước này mới có thể thực hiện thành công mục tiêu của mình.
Tuy WTO không đảm trách được vai trò quyết định trong việc giải quyết các cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ với EU và Trung Quốc, vì tất cả các quốc gia này đều luôn sẵn sàng bất chấp WTO để đối phó với xung đột thương mại, nhưng lại có thể trở thành một bộ phận quan trọng trong việc giải quyết xung đột thương mại của các quốc gia này. Cả Mỹ, Trung Quốc và EU đều là những thành viên lớn của WTO, nên nếu WTO giúp các quốc gia này giải quyết được xung đột thương mại, thì vị thế của WTO sẽ ngày càng được nâng cao.
Để thực hiện được điều này, WTO cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải tổ để hợp thời hơn, trong đó nguyên tắc đồng thuận của các nước thành viên là một vấn đề rất quan trọng. Sự đình trệ suốt bao nhiêu năm qua của vòng đàm phán Doha được khởi động từ năm 2001 cũng cho thấy mặt trái của nguyên tắc đồng thuận ở WTO.
Nếu WTO không nhanh chóng cải tổ, thì một số nước như Mỹ…có thể sẽ rời bỏ tổ chức này như Tổng thống Trump từng đe dọa. Trong bối cảnh chức đàm phán và giám sát của WTO đang suy yếu, nếu các thành viên chủ chốt rời bỏ cuộc chơi, sẽ phá vỡ hợp tác đa phương hóa, làm gia tăng thỏa thuận thương mại song phương và mang tính khu vực.