Xả nước Hồ Tây có làm trôi kết quả thử nghiệm của JVE?

Cẩm Anh 23/07/2019 19:41

Việc Công ty Thoát nước Hà Nội xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch là công tác vận hành thường xuyên từ trước đến nay, tuân thủ đúng quy định đảm bảo công tác thoát nước mùa mưa.

Việc xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch không ảnh hưởng đến thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ nano-Bioreactor của Công ty Cổ phần đầu tư môi trường Nhật Việt (JVE).

Việc xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch không ảnh hưởng đến thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ nano-Bioreactor của Công ty Cổ phần đầu tư môi trường Nhật Việt (JVE).

Đó là thông tin được ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 23/7.

Theo đó, ông Hùng cho rằng, việc xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch không ảnh hưởng đến thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ nano-Bioreactor của Công ty Cổ phần đầu tư môi trường Nhật Việt (JVE). Đồng thời, ông Hùng khẳng định, đơn vị không cố tình gây khó dễ, thậm chí còn hỗ trợ tích cực Công ty JVE làm sạch Tô Lịch. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nhân cam kết hồi sinh sông Tô Lịch: "Tôi không đưa ra ý tưởng một cách bồng bột"

    17:57, 23/07/2019

  • Chuyện xả nước hồ Tây và sông Tô Lịch: Giá như có sự phối hợp...

    07:11, 19/07/2019

  • Lời giải nào cho sông Tô Lịch?

    15:32, 08/07/2019

  • Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch: Giải pháp của Nhật Bản chỉ là tạm thời!

    18:30, 04/05/2019

"Chúng tôi xin khẳng định việc xả nước là hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình khách quan, người ta cứ bảo chúng tôi phá việc làm thí điểm, nhưng chúng tôi không phá. Hơn nữa, chính bên phía JVE cũng khẳng định trong quá trình thí điểm nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ của Công ty Thoát nước Hà Nội thì họ cũng không thể thực hiện được", ông Hùng nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Hùng cho rằng những dư luận gần đây về việc Công ty Thoát nước Hà Nội cố tình xả nước để cạnh tranh không lành mạnh trong tìm kiếm giải pháp làm sạch sông Tô Lịch là dư luận xấu và không có cơ sở.

"Hiện giờ, đơn vị chúng tôi không tham gia bất kỳ hoạt động làm sạch hay xử lý ô nhiễm nào trên sông Tô Lịch. Vì vậy bảo chúng tôi tranh việc là dư luận xấu", ông Hùng khẳng định và cho biết thêm, việc xả nước Hồ Tây đã giảm tình trạng úng ngập khi mưa lớn tại Hà Nội vào ngày 15/7.

Theo quan sát của Công ty Thoát nước, mưa lớn vào ngày 15/7 đã khiến mực nước vượt qua vùng quây của khu thử nghiệm. Trong khi đó, sông Tô Lịch là một trong những con sông thoát nước chính của Hà Nội. Mỗi khi mưa, một lượng nước mưa lớn đổ dồn ra sông, dẫn đến việc mực nước sông tăng lên rất cao, dòng chảy cũng rất mạnh, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến dự án.

Trong thời gian đó, các bên cũng thống nhất việt JVE và Đoàn chuyên gia Nhật Bản tiếp tục thí điểm và keod dài thêm 2 tháng; Công ty JVE chịu trách nhiệm hoàn toàn về công nghệ trong quá trình thí điểm xử lí trong mùa mưa. Ngoài ra, các bên đã đề nghị JVE có phương án đảm bảo về công nghệ nếu tiếp tục thí điểm xử lí trong mùa mưa; phía Công ty Thoát nước sẽ tiếp tục vận hành hệ thống thoát nước theo qui định.

Trường hợp JVE không đáp ứng được các phương án về mặt công nghệ khi thí điểm trong mùa mưa thì chuyển thời gian sang mùa khô. Thời điểm này ít mưa, nước sông Tô Lịch và hồ Tây ổn định hơn. Bên cạnh đó, JVE và Thoát nước sẽ tiếp tục phối hợp và khi thực hiện xả nước hồ Tây sẽ thông báo bằng văn bản trước 1 ngày (trừ trường hợp mưa bão đột xuất, liên tiếp).

Trước đó, việc Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch khiến toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua trong chốc lát bị cuốn trôi, phải làm lại từ đầu, và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi.

Có thể thấy, việc làm sạch sông Tô Lịch đang có những chồng chéo trong cách thức. Đã có nhiều cách thức được đưa ra, trong đó, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội lần thứ chín, có ý kiến cho rằng, Hà Nội nên cống hóa sông Tô Lịch. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia để hồi sinh sông Tô Lịch cần đồng bộ giải pháp, không biến sông Tô Lịch thành chức năng vận chuyển nước thải. GS.TS Nguyễn Chiến (chuyên gia đầu ngành về công trình thủy và thủy lợi, nguyên Chủ nhiệm khoa Công trình thủy lợi - Trường Đại học Thủy lợi) cho biết, công nghệ đang thí nghiệm ở sông Tô chỉ là cục bộ, tạm thời.

"Nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch vẫn là việc nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông 24/24h, nên muốn giải quyết triệt để phải xử lý tận gốc nguồn nước thải này. Chúng ta vẫn cần phải có giải pháp căn cơ cho việc xử lý ô nhiễm ở con sông này”, GS. TS Nguyễn Chiến nhận định. 

Hiện nay, sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường. Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Hơn 10 năm qua, Hà Nội nhiều lần lên kế hoạch khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch nhưng chưa hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xả nước Hồ Tây có làm trôi kết quả thử nghiệm của JVE?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO