Quy định phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa với ô tô nhập khẩu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hết giá trị pháp lý đã hơn 7 năm nhưng vẫn chưa bị bãi bỏ.
>>Đề xuất bãi bỏ quy định không phù hợp về tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô
Theo nhiều ý kiến, hai Quyết định và một Thông tư do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành vào các năm 2004 và 2005 quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô hiện không còn phù hợp với với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, đảm bảo sự thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật cần bãi bỏ các quy định không còn cơ sở pháp lý này.
GS. TS Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) chia sẻ với phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành vào các năm 2004 và 2005.
GS. TS Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương).
- Thưa ông, quy định này đã có gần 20 năm nay, nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ chưa lần nào xác định về tỷ lệ nội địa hoá. Còn đến thời điểm hiện nay, quy định cũng đã hết giá trị pháp lý hơn 7 năm nhưng vẫn chưa bị bãi bỏ, thưa ông?
Theo quan điểm của tôi, chỉ tiêu nội địa hóa đối với sản xuất lắp ráp ô tô không có nhiều ý nghĩa. Bởi phép tính tỉ lệ nội địa hóa rất khó, các phép tính số học không phản ánh thực chất vấn đề. Ví dụ, có thể xuất hiện một chi tiết “siêu khó” trong nước không làm được nhưng lại là chi tiết quan trọng trong ô tô.
Chi tiết đó chiếm một tỉ lệ giá trị và thời gian gia công rất nhỏ mà công nghệ trong nước không làm được. Như vậy, tỉ lệ nội địa lớn hay bé không quan trọng. Do đó, theo tôi đây là một chỉ tiêu khiên cưỡng, chỉ có ở tư duy thời bao cấp mới đưa ra một con số khó xác định này.
- Vì sao phương pháp này lại khiên cưỡng và không thể tính toán được, thưa ông?
Nếu việc tính toán này giao cho tôi thì tôi cũng không thể tính nổi. Có một số phép tính không có ý nghĩa trong phương pháp này, như tính đến số chi tiết, thời gian gia công, còn tính độ khó lại càng “trừu tượng” hơn.
Như vậy, tôi đề nghị nên bỏ những khái niệm tỉ lệ nội địa hóa, vì có cũng không phản ánh được điều gì.
>>Tỷ lệ nội địa hoá ô tô 9 chỗ ngồi tại Việt Nam chỉ đạt 7-10%
Chuyên gia cho rằng, chỉ tiêu nội địa hóa đối với sản xuất lắp ráp ô tô không có nhiều ý nghĩa.
Phương pháp xác định tỉ lệ nội địa hóa ô tô là một sản phẩm của thời kỳ cực đoan nhưng vẫn còn đeo đẳng đến hôm nay. Chúng ta cần sớm xóa bỏ thứ tư duy này, vì đây là những chỉ tiêu không đo, đếm được, không cụ thể, không rõ ràng, nhưng lại thích nói cho “sang miệng”.
Có những khái niệm đưa ra để hiểu với nhau một cách “nôm na” thì được, còn chi tiết trong trường hợp này là rất khó.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất bãi bỏ quy định không phù hợp về tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô
00:06, 01/03/2022
Tỷ lệ nội địa hoá ô tô 9 chỗ ngồi tại Việt Nam chỉ đạt 7-10%
10:59, 30/10/2018
Cần thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hoá linh kiện ôtô
13:00, 14/01/2022
Thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ô tô Việt (Kỳ 2): Bài học gì cho Việt Nam?
11:00, 24/01/2021