Xóa nợ thuế: Nguy cơ tạo tiền lệ xấu?

Diendandoanhnghiep.vn Nếu tiền nợ thuế được xóa dễ dàng, liệu có dẫn đến tình trạng cố tình nợ thuế, sau khi được xóa sẽ thành lập cơ sở kinh doanh mới và lại tiếp tục nợ thuế không?

Nghị quyết về “xóa nợ thuế” đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến với dự kiến xóa 27.753 tỷ đồng nợ thuế đã và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Lý do mà Bộ này đưa ra đó là việc xóa các khoản nợ không có khả năng thu sẽ giúp cơ quan Thuế, Hải quan có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc quản lý và đôn đốc các khoản nợ có khả năng thu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế, chống thất thu, tăng thu cho ngân sách. Đồng thời, làm minh bạch số liệu, dữ liệu tiền nợ thuế và phản ánh đúng bản chất của các khoản nợ thuế để xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Phải nói rằng, xoá nợ thuế là một việc làm khá “nhạy cảm”. Theo nhiều chuyên gia, nếu được thông qua, việc thực hiện Nghị quyết sẽ có tác động trên toàn quốc, do đó yêu cầu cần phải có sự chỉ đạo, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý nợ thuế của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc thực hiện xử lý nợ công khai, minh bạch, chính xác đúng đối tượng, đảm bảo tính nghiêm minh và không để thất thu ngân sách nhà nước

Tức là, phải đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng, tâm lý của người nộp thuế và tính nghiêm minh của pháp luật về thuế. Nên, “cần rà soát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thận trọng nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết như: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh; Tiêu chí, nguyên tắc xử lý nợ thuế; Thời gian xóa nợ tiền chậm nộp hoặc tiền phạt chậm nộp quy định tại Điều 2 của dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan”- ông Vũ Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội nói.

Theo đó, phải làm rõ các trường hợp nào giải thể không thu hồi được nợ thuế mà được xóa nợ thuế để đảm bảo bình đẳng giữa các Doanh nghiệp. Thực tế, có trường hợp người chết nhưng doanh nghiệp vẫn có người thừa kế pháp lý, nghĩa là vẫn tồn tại. Trường hợp này doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm nộp thuế, chứ không phải chủ doanh nghiệp chết rồi thì được xoá nợ thuế.

Nói như Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành thì: “Gốc rễ vấn đề xóa nợ thuế là foanh nghiệp không trả được thuế. Nhưng nếu nói xóa nợ thuế là do phá sản thì cũng chung chung như đi họp trễ là do kẹt đường, máy bay đến trễ. Có 2 vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, xét ở góc độ thu thuế, không thu được thì thôi, xóa luôn cho rồi. Thứ hai, nếu xét ở góc độ mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế, thì xóa có thể gây bất bình đẳng, có thể đặt ra tiền lệ”.

Việc miễn tiền nợ thuế phải nêu rõ trường hợp nào thì được xoá, trường hợp nào vẫn tiếp tục phải nộp nợ thuế, tránh lợi dụng, chiếm đoạt thuế. Tránh tình trạng chây ỳ, bỏ trốn, không nộp tiền thuế để được xóa, khoanh nợ thuế gây bức xúc trong dư luận. Hệ lụy là không khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách pháp luật.

Bởi vậy, chúng ta nên sòng phẳng với nhau. Nghĩa là, mọi chính sách đưa ra phải minh bạch, áp dụng cho các thành phần kinh tế phải như nhau. Nếu Nhà nước chậm thanh toán cho doanh nghiệp thì Nhà nước phải chịu phạt, thậm chí phải bồi thường thiệt hại. Còn doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế thì vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật thuế để đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các doanh nghiệp và Nhà nước.

Dù xét về tính pháp lý, trách nhiệm trong việc xóa nợ thuế rất cao, nên cả người đề xuất xóa nợ lẫn người ra quyết định xóa nợ đều rất thận trọng, nếu không chắc chắn, không ai dám đề xuất xóa nợ và ra quyết định xóa nợ. Hơn nữa, nếu lãnh đạo, nhân viên của cơ quan thuế, nhân viên hải quan, thông đồng, “bắt tay” với đối tượng nợ thuế để đề nghị xóa nợ thì sẽ bị xử lý rất nặng, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thế nhưng, một vấn đề đặt ra ở đây là: Pháp luật nghiêm minh như thế, vậy tại sao trên thực tế vẫn có không ít cá nhân, tổ chức còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế?

Tiền thuế là ngân sách, mà ngân sách chính là từ tiền công sức, mồ hôi của nhân dân đóng góp. Nếu tiền nợ thuế được xóa dễ dàng, liệu có dẫn đến tình trạng cố tình nợ thuế, sau khi được xóa sẽ thành lập cơ sở kinh doanh mới và lại tiếp tục nợ thuế không? Rõ ràng, việc này có nguy cơ tạo ra tiền lệ xấu nên rất mong các nhà làm chính sách cẩn trọng khi ban hành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xóa nợ thuế: Nguy cơ tạo tiền lệ xấu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714282590 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714282590 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10