Xoay vốn cho SMEs: “Đuổi hình bắt bóng”… các định chế tài chính

PHẠM NGỌC HƯNG - P.Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HuBA) 25/04/2022 04:35

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn siêu nhỏ tiếp tục gặp khó khăn khó phục hồi sản xuất kinh doanh khi vốn tích lũy “lận lưng” đã tiêu hết trong đại dịch, vốn mới từ ngân hàng tiêu chuẩn “cao khó với”.

>> Xoay vốn cho SMEs: Chính sách chưa như kỳ vọng

LTS:Theo đánh giá của World Bank, mặc dù có hệ thống ngân hàng khá lớn và thanh khoản dồi dào, nhưng mức độ tài chính bao trùm còn thấp. Khó khăn trong sử dụng tài sản bảo đảm để thế chấp vẫn là một rào cản chính đối với DNNVV (SMEs) trong tiếp cận vốn ngân hàng.

Quý I/2022, tăng trưởng tín dụng của TP HCM đạt mức ấn tượng 3,65% và dự báo sẽ còn tăng cao. Song TP HCM có gần 300.000 doanh nghiệp, số doanh nghiệp khó khăn về vốn vẫn rơi vào nhóm SME. Nhưng sau 2 năm, thị trường đã khác, người tiêu dùng cũng khác, doanh nghiệp lại cũng phải đầu tư lại về công nghệ, máy móc thiết bị… mà vốn tích lũy được trước đây thì đã tiêu hết trong dịch, ngân hàng lại không mặn mà cho vay với các doanh nghiệp đã thua lỗ 2 năm trời… nên việc tiếp cận vốn ngân hàng khó muôn bề.

Vì vậy, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME, cần có giải pháp đồng bộ và phối hợp giữa vai trò bảo lãnh tín dụng của các định chế, các quỹ, qua thẩm định các doanh nghiệp có dự án để bảo lãnh cho vay với các ngân hàng thương mại...

Hiện nay, việc hỗ trợ các gói giảm thuế chỉ có tác dụng một phần. Điều doanh nghiệp cần nhất là hỗ trợ trực tiếp bằng vốn và lãi suất, cho doanh nghiệp vay được và nâng cấp bù lãi suất, ví dụ Nhà nước bù 4%, doanh nghiệp chịu 4%, như vậy mới tháo được nút thắt vốn rất khó khăn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần gấp rút rà soát, đánh giá, xốc lại vai trò của một số định chế đã được lập ra, như Quỹ lập theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ… Chúng ta lập ra rất nhiều quỹ, nhiều định chế, nhưng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn ra sao thì không thấy nói. Hay các định chế cũng như ngân hàng chỉ hỗ trợ, “bà đỡ” cho các doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ 100%? Nếu như vậy thì liệu có cần vai trò của các quỹ?

Có thể bạn quan tâm

  • Xoay vốn cho SMEs: Đa dạng hoá nguồn vốn

    Xoay vốn cho SMEs: Đa dạng hoá nguồn vốn

    04:50, 24/04/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 22/04: Xoay vốn cho SMEs

    ĐIỂM BÁO NGÀY 22/04: Xoay vốn cho SMEs

    05:08, 22/04/2022

  • Xoay vốn cho doanh nghiệp địa ốc

    Xoay vốn cho doanh nghiệp địa ốc

    11:10, 09/04/2022

  • POW chật vật xoay vốn

    POW chật vật xoay vốn

    11:30, 30/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xoay vốn cho SMEs: “Đuổi hình bắt bóng”… các định chế tài chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO