Xu hướng việc làm tương lai sẽ chú trọng cảm xúc con người

Diendandoanhnghiep.vn Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, xu hướng việc làm tương lai sẽ liên quan tới cảm xúc con người, do đó cách mạng giáo dục cần chú ý tới cảm xúc. Cùng với đó, thúc đẩy tạo ra công việc nhỏ.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) đang diễn ra tại Hà Nội, sáng 13.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham gia phiên thảo luận về tương lai việc làm khu vực ASEAN cùng các diễn giả tới từ Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Mỹ. 

tại phiên “Tương lai việc làm ASEAN” (WEF ASEAN) 2018 diễn ra sang ngày 13/9

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên “Tương lai việc làm ASEAN” (WEF ASEAN) 2018 diễn ra sang ngày 13/9.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giới trẻ Việt Nam hiện đang rất lạc quan vào tương lai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, về phía những nhà hoạch định chính sách, không chỉ có tâm trạng lạc quan, mà còn phải nghĩ nhiều hơn về những thách thức.

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, rất nhiều nghề nghiệp sẽ bị thay thế. Trong đó, có nhiều nghề chiếm tỷ trọng lao động rất lớn ở Việt Nam như dệt may, da giầy, xây dựng, hay những công việc thường dành cho nữ giới như công nhân lắp ráp trong nhà máy điện tử, thư ký...

Thách thức đặt ra là phải đào tạo để mọi người có thể chuyển sang nghề mới, hoặc vẫn làm nghề cũ, nhưng ở trình độ cao hơn, có thể đáp ứng yêu cầu khoa học-kỹ thuật mới. 

Việt Nam có 38% số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, không chỉ phải giải quyết nhu cầu việc làm mới hay việc làm thay thế cho những người đang làm việc cho khu vực công nghiệp, dịch vụ... Việt Nam còn phải tiếp tục chuyển đổi những người đang làm nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ.

Theo Phó Thủ tướng, ở đây, tồn tại hai vấn đề. Trước hết, phải đào tạo để những người làm nông nghiệp, và cả những người đang làm công nghiệp, dịch vụ học được các kỹ năng với mục tiêu không chỉ học nghề mới, mà còn phải tạo ra công việc cho riêng mình.

“Không chỉ phụ thuộc vào việc làm các doanh nghiệp tạo ra cho họ, mà họ phải tạo ra việc làm. Với 38% nông dân hiện nay, phải làm thế nào để họ không chỉ canh tác, mà thông qua những công nghệ mới có thể tiếp cận với khách hàng ở trong và ngoài nước để họ bán sản phẩm của mình, làm các dịch vụ khác”, Phó Thủ tướng nói. 

Cùng với đó, khi đối phó với những thách thức mới trong vấn đề lao động, phải đẩy mạnh học tập suốt đời, học tập cho người lớn. “Nói về học tập cho người lớn, phần nhiều hiện vẫn nói về những người trong độ tuổi từ 30-40 tuổi, ít người nghĩ ngay tới việc học tập dành cho những người trên 60 tuổi. Cuộc cách mạng này đem lại cơ hội cho tất cả, chúng ta phải chú ý hơn tới việc giúp người cao tuổi học tập, nắm bắt cuộc cách mạng này”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng cũng nhắc tới sự phát triển công nghệ sinh ra những việc làm mới qua mạng, như vậy chính sách liên quan thu hút, giữ chân nhân tài sẽ là vấn đề với các quốc gia. Do đó, câu chuyện dịch chuyển lao động cần được xem xét khi công nghệ vào khắp ví dụ lao động qua mạng, trí tuệ nhân tạo dịch tiếng xoá nhoà khoảng cách .

Theo Phó Thủ tướng, cần tạo điều kiện để lao động tự tạo nhiều việc làm mới, khởi sự kinh doanh. Để làm được điều này, Chính phủ cần tạo hạ tầng, giúp phát huy tinh thần kinh doanh của lao động.

“Ngay cả khi không có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì các quốc gia như Việt Nam vẫn bắt buộc phải liên tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, trong thúc đẩy tạo việc làm mới, các quốc gia như Việt nam, Campuchia cần nỗ lực hơn nhiều so với các nước đã có nền tảng hội nhập 4.0 như Singapore”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 

Theo đó, cần Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra hai điểm cần chí trọng. Thứ nhất là giáo dục. Vì rất nhiều việc làm mới liên quan đến chăm sóc cảm xúc con người và liên qian tới cảm xúc con người, cảm xúc khách hàng sẽ được tạo ra. Do đó trong cách mạng giáo dục, ngoài kỹ thuật, cũng phải hướng tới cảm xúc nhiều hơn.

Thứ hai, tạo công việc nhỏ cho người lao động. Trước đây, chính nhờ lao động có thêm những công việc nhỏ, việc phụ, cạnh công việc chính mà Việt Nam bị ảnh hưởng ít hơn so với các nước trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực.

“Những nghề nhỏ đó sẽ được chú trọng hơn trong tất cả các chính sách của Việt Nam. Hiện chúng tôi có 12.000 trung tâm học tập cộng đồng ở các địa phương và có tổ chức xã hội...để đào tạo các kỹ năng công việc nhỏ, giúp lao động nắm bắt kiến thức, nắm bắt thị trường tạo ra việc làm nhỏ của mình, giúp thích ứng những biến đổi công việc tương lai”, Phó Thủ tướng nói. 

Đồng tình quan điểm, bà Francesca Chia- CEO của Goget cho rằng việc làm nhỏ/phụ là đề xuất rất hay để người lao động tạo ra thu nhập và tiết kiệm cho tương lai. Các Chính phủ cần hướng đến chính sách linh hoạt. Ở Malaysia chúng tôi đã tăng cường để người dân có chuẩn bị tốt mặt tài chính cho tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng việc làm tương lai sẽ chú trọng cảm xúc con người tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714554923 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714554923 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10