Xuất khẩu gạo tiếp đà tăng tốc năm 2024

Diendandoanhnghiep.vn Con số 8 triệu tấn gạo xuất khẩu khả năng cao hết năm 2023 sẽ cán mốc và ngành gạo cũng đón nhận tín hiệu tích cực từ nhiều thị trường chủ lực.

>>> Xuất khẩu gạo "lập đỉnh" và yêu cầu phát triển bền vững

Tính đến hết nửa đầu tháng 12, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 7,9 triệu tấn gạo, trị giá hơn 4,5 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan. Như vậy, con số 8 triệu tấn gạo xuất khẩu khả năng cao hết năm 2023 sẽ cán mốc.

Tính đến hết nửa đầu tháng 12, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 7,9 triệu tấn gạo, trị giá hơn 4,5 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 7,9 triệu tấn gạo, trị giá hơn 4,5 tỷ USD.

Kết quả này đã cao hơn dự báo trước đó là cả năm xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo và gần đạt bằng mức sản lượng dự tính của Bộ Công Thương trước đó là cả năm xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD.

Với đà này, đúng như Bộ Công Thương từng nhận định, năm nay sẽ là năm thắng lợi của thương mại gạo. Cụ thể, lũy kế từ đầu năm đến 15/12, xuất khẩu gạo đạt hơn 7,93 triệu tấn, kim ngạch gần 4,54 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và gần 36% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Về thị trường xuất khẩu, theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11, ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất.

Trong đó, xuất sang ASEAN đạt 4,58 triệu tấn, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái; Trung Quốc đạt 896 nghìn tấn, tăng 10,9%. Tính chung lượng gạo xuất sang 2 thị trường đạt 5,48 triệu tấn, chiếm tới 72% lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Trong khối ASEAN, Philippines và Indonesia là 2 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và triển vọng được dự báo tiếp tục tươi sáng trong năm 2024. Đơn cử, về nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia trong năm 2024, ông Phạm Thế Cường, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Indonesia cho biết, theo thống kê của Indonesia, trong 5 năm qua, kể từ năm 2018, sản lượng gạo sản xuất bình quân của nước này tương đối ổn định quanh mức 31 triệu tấn/năm, trong khi mức tiêu dùng khoảng hơn 30 triệu tấn/năm.

“Dự báo trong 6 tháng đầu năm 2024, Indonesia sẽ phải tiếp tục nhập khẩu gạo. Số lượng và thời điểm nhập khẩu sẽ do chính phủ Indonesia quyết định và thông báo căn cứ vào tình hình sản xuất trong nước, diễn biến thời tiết và thị trường nội địa. Trước mắt lượng gạo nhập khẩu còn lại trong năm 2023 chưa được thực hiện. Chính phủ xem xét gia hạn kéo dài thực hiện trong những tháng đầu năm 2024", ông Cường cho biết thêm.

Đây tiếp tục là cơ hội cho gạo xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt khi thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia sẽ rất lớn, như trường hợp năm 2023.

Theo đó, Indonesia dự báo tăng nhập khẩu khoảng 600.000 tấn trong năm 2024. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Philippines mới đây cũng khẳng định sẽ gia tăng nhập khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Trong năm nay, 90% gạo nhập khẩu vào nước này là từ Việt Nam.

Ông Leocadia Sebastian, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết: "Thời gian tới chúng tôi cần mua gạo của Việt Nam rất lớn. Ngoài việc mua gạo của Việt Nam, chúng tôi sẽ đầu tư hỗ trợ Việt Nam xây dựng vùng san xuất tốt hơn".

ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất.

ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất của gạo Việt.

Hay mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CAGG) cũng vừa cho phép thêm 21 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo vào thị trường này, nâng số doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lên 41 doanh nghiệp.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cũng nhận định, năm 2024, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn, đồng thời, mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn. Như vậy, thế giới sẽ thiếu hụt 5 triệu tấn gạo trong năm tới. Hơn nữa, lượng gạo tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn nên đây là thời cơ lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Không chỉ tăng số lượng, giá gạo cũng được dự báo tiếp đà tăng. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Về mặt lý thuyết khi giá gạo cao thì khuyến khích các nước gia tăng sản xuất, nhưng do năm 2024 thời tiết không thuận lợi ở nhiều khu vực, nên nhiều quốc gia bị giảm sản lượng trong quý I/2024. Elnino vẫn tiếp tục giữa năm 2024, dẫn tới nguồn cung thấp nên đây vẫn là yếu tố hỗ trợ giá gạo tiếp tục cao trong thời gian tới".

>>>Giá xuất khẩu gạo Việt “đắt” nhất thế giới: Vừa mừng vừa lo!

Với những diễn biến hiện tại, xuất khẩu gạo trong năm 2024 được đánh giá là tương đối khả quan. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược xuất khẩu cho năm 2024, trong đó đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường khó tính, giá trị cao đang được ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng thách thức. Thách thức lớn nhất là gạo Việt Nam đa phần chưa có thương hiệu; tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chất lượng thấp vẫn còn cao… Do đó, để duy trì tăng trưởng bền vững, ngành lúa gạo cần tiếp tục cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và bảo đảm gia tăng về giá trị hơn số lượng.

Theo đó, mối liên kết của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân được khuyến khích cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại... nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phù hợp với Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030.

Trong khi đó, GS TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia ngành lúa gạo nhấn mạnh, ngành lúa gạo cần kiên trì chiến lược phát triển hạt gạo theo hướng chất lượng và giá trị. Phát triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường hay còn gọi là nền nông nghiệp Net Zero. Phát triển vựa lúa-cá-tôm-trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng "thuận thiên" mà Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã vạch ra.

Hiện các doanh nghiệp lớn của cả nước như Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long, Tập đoàn Thái Bình Seed… đã và đang “bắt tay” với người nông dân nhằm tạo ra chuỗi cung ứng bền vững cho ngành lúa gạo. Đồng thời dần hướng tới sản xuất gạo theo đúng tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu. Sản xuất thứ mà thế giới cần thay vì thứ mà ta có chính là giải pháp quan trọng giúp phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gạo tiếp đà tăng tốc năm 2024 tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714232484 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714232484 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10