Xuất khẩu lao động không chỉ để “xóa đói giảm nghèo”

NGUYỄN VIỆT 27/09/2023 18:49

Việc tích hợp thực tập sinh từ Nhật Bản, Hàn Quốc… trở về vào lực lượng lao động hiện hữu thông qua các hội chợ giới thiệu việc làm đã được thực hiện trong nhiều năm trở lại đây.

>>Xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản có nhiều tín hiệu tích cực

Tuy nhiên, nỗ lực nói trên vẫn chưa giải quyết được "nút thắt" về chất lượng nhân lực xuất ngoại và trở về và thúc đẩy chuyển giao kỹ năng.

Việt Nam đã trở thành nguồn cung ứng lao động lớn cho các nền kinh tế thiếu hụt lao động trẻ, chủ yếu cho các công việc đòi hỏi sức khỏe tốt.

Việt Nam đã trở thành nguồn cung ứng lao động lớn cho các nền kinh tế thiếu hụt lao động trẻ, chủ yếu cho các công việc đòi hỏi sức khỏe tốt.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2023 cả nước đưa được 110.000 lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, và tính đến hết tháng 8/2023 đã có hơn 97.000 lao động xuất cảnh, đạt gần 90% kế hoạch năm.

Theo số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với gần 143.000 người Việt Nam đi lao động tại khoảng 40 nước trên thế giới năm 2022, số tiền gửi về quê nhà từ lực lượng lao động (lũy tiến) lên tới hơn 3 tỉ USD/năm. Và Việt Nam đã trở thành nguồn cung ứng lao động lớn cho các nền kinh tế thiếu hụt lao động trẻ, chủ yếu cho các công việc đòi hỏi sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, một nửa yêu cầu còn lại là làm sao để có được nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, nhằm hóa giải vấn nạn thiếu lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao đang cản bước Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Xét ở mục tiêu này, khi nhìn về nguồn nhân lực đã được tích lũy kinh nghiệm từ các nền sản xuất phát triển, vấn đề không còn là số tiền gửi về nước hay giải quyết công ăn việc làm với mức thu nhập cao hơn.

Khảo sát của JICA cho thấy, so với các nước trong khu vực, tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam về nước có việc làm chỉ 26,7%, rất thấp so với mức hơn 50% của Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Tỷ lệ thực tập sinh kỹ thuật của Việt Nam trở về làm công việc/loại công việc tương tự như họ đã làm ở Nhật Bản thấp hơn so với nhóm ba nước trên.

Bình luận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá nguồn lao động của Việt Nam vẫn còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp. Hiện vẫn còn một số lượng lớn lao động xuất khẩu là lao động phổ thông.

>>Nam Định: Tích cực hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động

>>Xây dựng chiến lược xuất khẩu lao động chất lượng cao

Người lao động Việt Nam cần được đào tạo để có thể đảm nhận những vị trí công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và tay nghề hơn khi ra làm việc ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam cần được đào tạo để có thể đảm nhận những vị trí công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và tay nghề hơn khi ra làm việc ở nước ngoài.

“Do đó, về lâu dài cần giải pháp nâng cao việc đào tạo tay nghề, giảm dần xuất khẩu người lao động làm việc có tính giản đơn, tiến dần đến xuất khẩu lao động có chất lượng cao, kể cả là các chuyên gia người Việt Nam. Từ đó giúp nâng cao giá trị gia tăng”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Vẫn theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, người lao động được chuẩn bị năng lực, kỹ năng tốt khi đưa sang các nước làm việc ở các môi trường có chất lượng cao thì sẽ học hỏi được nhanh hơn, nhiều hơn.

“Chính những người này sau khi hết thời hạn về nước sẽ trở thành các "máy cái" để ứng dụng, áp dụng công nghệ, kỹ năng tại Việt Nam, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa bày tỏ.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cũng khẳng định, việc đưa lao động giản đơn, chất lượng không tốt đi nước ngoài sẽ không còn phù hợp.

Chủ trương của chúng ta là không đưa lao động đi nước ngoài chỉ vì thu nhập, mà thông qua đó phải đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động. Để sau khi về nước, họ sẽ phục vụ việc phát triển và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, nhiều nước vẫn nhận lượng lao động phổ thông nhất định để làm việc đơn giản như giúp việc, chăm sóc gia đình... Vì thiếu nhân lực, các nước có chính sách cởi mở hơn nhưng vẫn đưa ra yêu cầu cho lao động nhập cảnh đó là điều kiện chuyên môn, chứng chỉ nghề, trình độ ngoại ngữ...

Như vậy, để giải quyết nghịch lý trên thì mục tiêu ưu tiên khi đưa lao động ra nước ngoài phải thay đổi. Thay vì coi đây như kênh để “xóa đói giảm nghèo”, giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động vùng nông thôn.

Với tiêu chí tuyển dụng phải “có sức vóc” để làm được những công việc nặng nhọc. Người lao động Việt Nam cần được đào tạo để có thể đảm nhận những vị trí công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và tay nghề hơn khi ra làm việc ở nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản có nhiều tín hiệu tích cực

    11:57, 06/07/2023

  • Nam Định: Tích cực hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động

    01:03, 05/03/2023

  • Xây dựng chiến lược xuất khẩu lao động chất lượng cao

    16:06, 16/08/2022

  • Xuất khẩu lao động, nam công nhân mang giống gà "lạ" về nuôi thu tiền tỉ

    02:56, 19/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu lao động không chỉ để “xóa đói giảm nghèo”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO