Sau khi Iran lên tiếng đe doạ trả thù Mỹ vì cái chết của Tướng Soleimani, giá dầu thế giới tăng hơn 4%, chuyên gia nhận định sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Việt Nam.
Sau khi Iran lên tiếng đe doạ trả thù Mỹ vì cái chết của Tướng Soleimani, cảnh báo Mỹ phải trả giá, giá dầu tăng nhanh nhất từ tháng 9/2019 đến nay.
Cụ thể, giá dầu Brent tăng tới 4,2% lên 69,06 USD/thùng trên sàn giao dịch London vào lúc 10h26 (giờ Singapore). Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 3 chốt phiên giao dịch ngày 2/1 ở mức 66,25 USD/thùng.
Còn hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 4,4% lên 63,84 USD/thùng. Thậm chí, giới quan sát cho rằng, giá xăng, dầu diesel có thể sẽ tăng cao hơn trong vài ngày tới ảnh hưởng từ nguồn cung tại Trung Đông có thể sẽ biến động khó lường sau khi xuất hiện thông tin Mỹ đã lên kế hoạch và triệt hạ Thiếu tướng Iran.
Trao đổi với DĐDN, Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhận định, Iran là nước thích chiến thuật “làm già” bằng hành động, cuộc tấn công sứ quán Mỹ cho thấy nhiều dấu hiệu Iran bên đứng sau.
Do đó, đã có cuộc tiêu diệt tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump. Điều này làm căng thẳng leo thang, giá dầu thế giới đã “lĩnh hậu quả” ngay trong ngày đầu tiên.
Phân tích về căng thẳng kinh tế, Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn cho biết, trước đó, đã có những động thái đối đầu giữa hai nước này trên Eo biển Hormuz. Để chuẩn bị ứng phó, Mỹ đã điều tàu chiến đến và căng thẳng có thể sẽ leo thang trong thời gian tới.
“Nếu thực sự có sự trả đũa của Iran như cảnh báo, căng thẳng trên Eo biển Hormuz sẽ rất phức tạp, nguồn cung dầu sẽ khó khăn, giá dầu thế giới sẽ tăng cao gây biến động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm tới”, Chuyên gia Bùi Ngọc Sơn nhận định.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 12/12/2019
02:39, 28/06/2019
04:30, 02/11/2018
04:30, 15/10/2018
04:30, 26/09/2018
04:20, 28/08/2018
Lý giải dấu mốc một năm, ông Sơn cho rằng, hiệu ứng tăng giá dầu phải mất tới 1 năm mới có thể giải quyết. “Nếu giá dầ tăng cao, phải mất ít nhất một năm các nước mới có thể điều chỉnh nguồn cung dầu thay thế”, ông Sơn cho biết.
Đồng quan điểm, Edward Moya, nhà phân tích của công ty môi giới OANDA, cho biết: "Rủi ro tăng về phía cung ở Trung Đông và chúng ta có thể thấy căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa dân quân do Mỹ và Iran hậu thuẫn ở Iraq".
Trong khi đó, Việt Nam là nước lệ thuộc vào dầu nhập khẩu, khoảng 70% dầu nguyên liệu của Việt Nam từ nguồn này. Do đó, khi giá dầu thế giới tăng, cùng với áp lực từ giá thịt lợn tăng sẽ làm tăng lạm phát.
“Chúng ta sẽ phải tìm giải pháp từ quỹ bình ổn xăng dầu, nếu không sẽ phải tăng giá mặt hàng”, ông Sơn đề xuất. Đồng thời cho rằng cần chờ xem phản ứng của quốc tế với diễn biến của căng thẳng này. “Việt Nam có thể phải điều chỉnh các dự báo về tăng trưởng khi xung đột này leo thang".