Quyết định mua cổ phiếu quỹ của Yeah1 (HoSE: YEG) được xem là động thái giảm bớt đà rơi thị giá khi Công ty đang dính các thông tin bất lợi cho kinh doanh.
Kết thúc phiên cuối tuần 8/3 với các chỉ số giảm và nhiều mã cổ phiếu loang sắc đỏ, YEG (CTCP Tập đoàn Yeah1) của trùm truyền thông Nguyễn Nhượng Ảnh Tống đã giảm mạnh, bốc hơi vốn hóa tổng cộng 2.300 tỷ đồng kể từ đầu tháng 3.
Mua cổ phiếu quỹ, bao giờ bắt đầu?
Đây là hệ quả và hiệu ứng từ thông tin Youtube đóng cửa với Yeah 1. Trong khi đó, Yeah1 nổi lên tại Việt Nam và châu Á thời gian gần đây ở mảng kinh doanh truyền thông công nghệ, với doanh thu và thị phần có 1 phần đến từ Youtube.
HĐQT YEG đã có quyết định mua lại 600.000 cổ phiếu quỹ, tương đương 1,9182% tổng khối lượng đã phát hành. Đây cũng là đợt mua cổ phiếu quỹ đầu tiên của YEG kể từ khi lên sàn. Giá mua được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện giao dịch.
Theo dự kiến, giao dịch sẽ được thực hiện sau khi có công văn chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và kể từ ngày công ty công bố thông tin đầy đủ theo quy định hiện hành. Thời hạn mua không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.
Yeah1 dự kiến sẽ dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần để mua lại cổ phiếu quỹ. Tính đến ngày 31/12/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Yeah1 ghi nhận hơn 101 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 1.132 tỷ đồng.
HĐQT cũng đã thống nhất giao cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT, hoàn thành các thủ tục đăng ký mua với UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm
12:01, 12/07/2018
11:10, 29/06/2018
00:00, 11/01/2019
16:48, 28/08/2018
06:25, 12/07/2018
04:28, 28/06/2018
Thông tin tích cực này vào đầu tuần tới có đỡ được đà rơi của YEG hay không, là một ẩn số. Bởi thị trường chứng khoán hiện tại vẫn đang chưa có tín hiệu rõ ràng và nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý chốt lời, bán trước khi thị trường test ngưỡng thấp. Và YEG dĩ nhiên cũng phải có thời gian mới hoàn tất thủ tục để tiến hành mua vào.
Yeah1: Không ảnh hưởng nhiều về doanh thu từ sự cố Youtube?
Yeah1 nhận được thông tin từ YouTube về việc chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung ( gọi tắt là CHSA) sau ngày 31 tháng 3 năm 2019 đối với các công ty con/công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Tập đoàn bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC vào đầu tháng 3/2019. Theo đó, YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan, Tập đoàn Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc Tập đoàn.
Ngay sau đó, có thông tin lan truyền Yeah1 bị Youtube bất hợp tác là bởi có các nội dung đen độc hại trên các kênh. Yeah1 lập tức có thông cáo khẳng định hệ thống kênh YouTube của công ty hiện tại không chứa các nội dung gây hại cho trẻ em bao gồm “Momo challenge”, và các nội dung gây hại cho cộng đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu YEG không vì thế mà chậm lại tốc độ rơi. Nếu so với mức giá lâp đỉnh trên 300.000 đ/cp sau khi niêm yết, YEG hiện đã bốc hơi khoảng gần 50% giá trị.
Dĩ nhiên việc bốc hơi thị giá cổ phiếu YEG quá mạnh không chỉ liên quan đến sự cố Youtube. Thị trường đang thận trọng là một trong những nhân tố tác động chung.
Với sự cố này, theo đánh giá của giới đầu tư, nếu YEG không đạt được bước tiến gì mới với Youtube, sau 31/3, thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng vị thế Công ty trên thị trường và giá cổ phiếu. Mặc dù trên thực tế, sự cố này chỉ ảnh hưởng đến 1 mảng trong hoạt động kinh doanh của YEG.
Theo thông tin từ Tập đoàn này cho biết, hoạt động kinh doanh kỹ thuật số YEG bao gồm hai mảng chính: Mảng kinh doanh trên YouTube và Xuất Bản Nội Dung Số (Yeah1 Publishing) với tổng đóng góp 55,6% doanh thu và 84,1% LNST của cả Tập đoàn.
Trong đó, phân khúc YouTube chi tiết bao gồm (1) Bán hàng trực tiếp (Direct Sales) với phần lớn doanh thu đến từ đánh giá được tài trợ (trực tiếp quảng cáo sản phẩm trong video), hợp tác B2B trong sản xuất nội dung và (2) Mạng đa kênh YouTube (“YouTube MCN”) liên quan đến việc quản lý các kênh YouTube. Trong đó, YouTube MCN lại được phân thành quản lý các kênh tự sở hữu và quản lý các kênh của bên thứ ba (đối tác).
Như vậy, điều quan trọng cần lưu ý là việc YouTube có thể chấm dứt thỏa thuận Lưu trữ nội dung (CHSA) sẽ chỉ ảnh hưởng đến việc quản lý các kênh của bên thứ ba chứ không ảnh hưởng đến hoạt động của các kênh YouTube tự sở hữu.
Năm 2018, tổng doanh thu từ YouTube MCN là 309 tỷ đồng (tương đương 13,3 triệu USD), trong đó 1,35 triệu USD từ các kênh YouTube tự sở hữu và 11,95 triệu USD từ các kênh của bên thứ ba. Biên lợi nhuận từ các kênh tự sở hữu (trên 50%) cao hơn đáng kể so với các kênh của bên thứ ba (khoảng 8%). Do đó, Lợi nhuận ròng sau thuế liên quan đến việc quản lý các kênh YouTube của bên thứ ba là khoảng 1 triệu USD, tương đương 12,9% tổng LNST của Tập đoàn.