Yên Bái tạo sự khác biệt về thủ tục hành chính?

Diendandoanhnghiep.vn 17 bộ phận phục vụ hành chính công từ tỉnh đến xã, phường của Yên Bái được thành lập đã khắc phục hạn chế TTHC tại bộ phận “một cửa”, chấm dứt tình trạng dây dưa, kéo dài gây phiền nhiễu doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Thanh Tú – Giám đốcp/Trung tâm hành chính công tỉnh Yên Bái

Ông Nguyễn Thanh Tú
Giám đốc Trung tâm hành chính công
tỉnh Yên Bái

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tú – Giám đốc Trung tâm hành chính công tỉnh Yên Bái cho biết, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái (Trung tâm) được thành lập đầu năm 2018 đến ngày 18/6/2018 chính thức đưa vào hoạt động.

- Sau khi đưa Trung tâm vào hoạt động, Yên Bái được văn phòng Chính phủ, các địa phương đánh giá cao, là bước cải tiến lớn trong việc phục vụ các doanh nghiệp. Vậy đâu là sự khác biệt giữa Trung tâm hành chính công Yên Bái với các Trung tâm ở địa phương khác, thưa ông?

So với các mô hình Trung tâm tỉnh Yên Bái đã đi học tập tham quan, Trung tâm có khá nhiều khác biệt. Đơn cử, Trung tâm xác định là nơi tập trung để tiếp nhận, hướng dẫn tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với quan điểm phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC và lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thức đo để đánh giá.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng quy chế, Yên Bái rất quyết liệt theo Nghị đinh 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ, như đối với hồ sơ quá hạn chỉ cần làm thư xin lỗi tổ chức hoặc cá nhân. Ngoài thư xin lỗi, các cơ quan đơn vị nào để chậm hay quá hạn phải làm báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai. Nếu quá hạn thuộc UBND tỉnh thì UBND tỉnh phải gửi thư xin lỗi. Nếu do sở ban ngành thì sở ban ngành phải gửi thư xin lỗi.

Cùng với đó, Yên Bái xây dựng được cổng dịch vụ công. Song cổng dịch vụ công của Yên Bái khác hoàn toàn với các địa phương khác. Yên Bái chỉ giữ lại cái cốt còn cơ bản là chỉnh sửa các giao diện, tính năng ... để thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức. Khi bước vào cổng dịch vụ công Yên Bái, từ cán bộ đến người dân đều biết tổng số tỉnh tiếp nhận bao nhiêu TTHC tỉnh tiếp nhận, đã giải quyết bao nhiêu, quá hạn bao nhiêu, tháng này giải quyết bao nhiêu, tháng trước giải quyết bao nhiêu, Sở này giải quyết bao nhiêu, sở kia giải quyết bao nhiêu… Điều này có được chính là khi xây dựng công thông tin, tỉnh đã đặt mình vào nhu cầu của người dân.

Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái kiểm tra các trang thiết bị công nghệ lắp đặt tại trung tâm hành chính công tỉnh.

Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái kiểm tra các trang thiết bị công nghệ lắp đặt tại trung tâm hành chính công tỉnh.

Một vấn đề khác nữa, các địa phương khác chỉ thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh còn bộ phận cấp huyện, cấp xã do cấp huyện - xã phải chịu trách nhiệm làm. Nhưng với Yên Bái, thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh xong và đánh giá tính hiệu quả, tỉnh đã cho xây dựng đề án thành lập đồng loạt Trung tâm phục vụ hành chính công của 9 huyện thị và 173 xã phường vào chung một đề án, bộ máy như nhau, tên gọi như nhau, chức năng nhiệm vụ như nhau và được thống nhất trong toàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh rất quan tâm việc rà soát tất cả các TTHC để đưa lên cổng dịch vụ công. Vì nếu không rà soát sẽ có những TTHC còn bất cập như không quy định thời gian giải quyết, hoặc có những TTHC hết hiệu lực giải quyết, TTHC chồng chéo...

- Theo đánh giá các nhà đầu tư, ở một số tỉnh thành năng lực cán bộ “một cửa” cấp huyện, xã thường yếu. Với Yên Bái vấn đề này được xử lý như thế nào, thưa ông?

Với Yên Bái, cán bộ được cử ra làm việc tại Trung tâm hành chính công cấp huyện, xã được quy định rất chặt chẽ. Cụ thể, cán bộ phải đáp ứng đúng theo yêu cầu của Nghị định 61. Công chức có chuyên môn nghiệp vụ tương đương cấp trưởng, phó phòng tỉnh ấn định quá trình làm việc đủ 24 tháng mới được luân chuyển.

Trung tâm xác định là nơi tập trung để tiếp nhận, hướng dẫn tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với quan điểm phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC và lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thức đo để đánh giá.

Trung tâm xác định phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết TTHC và lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thức đo để đánh giá.

Mặt khác, trong quá trình đầu tư lắp đặt trang thiết bị, tỉnh cũng lắp đặt hệ thống camera từ tỉnh đến xã. Hệ thống camera này được Trung tâm, thậm chí Chủ tịch UBND tỉnh, các lãnh đạo tỉnh có thể kiểm tra việc thực hiện của cán bộ công chức từ cấp tỉnh đến xã. Đặc biệt, tỉnh xây dựng được hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

- Nói như vậy liệu có còn tồn tại những hạn chế đòi hỏi cần thêm những hướng đi mới trong cải cách thủ tục hành chính không?

Qua đánh giá, Trung tâm đạt được những kết quả khá toàn diện, những hoạt động Trung tâm hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá hoạt động vẫn còn một số tồn tại hạn chế mà Yên Bái cần khắc phục trong thời gian tới. Đó là các TTHC được thực hiện mức độ 3 mức độ 4 chưa được cao do đặc thù địa phương miền núi trình độ dân trí chưa đồng đều. Có thể cơ sở hạ tầng của tỉnh đáp ứng được việc tiếp nhận hồ sơ mức độ 3, 4  nhưng liên quan đến dân trí - người dân ít sử dụng dịch vụ công mức độ 3 và 4. Đặc biệt, đối với các huyện nếu người dân sử dụng dịch 3 – 4 không phải đi lại nhưng do tâm lý người dân họ phải đi đến tận nơi mới yên tâm.

Bên cạnh đó, các TTHC tiếp nhận trả qua bưu điện tỷ lệ cũng chưa được cao. Hồ sơ được nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia hoặc số lượng TTHC được tích hợp trên đó cũng chưa nhiều. Mặc dù các điều kiện của Yên Bái có thể tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia nhưng cần rất nhiều sự hỗ trợ của các bộ ngành TW, bởi các bộ ngành phải ra soát các TTHC đủ điều kiện khi đó tỉnh mới tích hợp được. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng TTHC còn chậm do nhiều lý do quy chế làm việc một số TTHC bắt buộc xin ý kiến Tỉnh uỷ hay Thành uỷ…

- Vậy theo ông, giải pháp nào để khắc phục những bất cập trên?

Tỉnh xác định tiếp tục duy trì và nâng cao những việc mà Trung tâm đã đạt được. Hàng tháng yêu cầu tất cả các cán bộ công chức, các ngành địa phương rà soát lại để tìm giải pháp giúp TTHC được thuận lợi hơn nữa cho người dân. Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện cổng dịch vụ công của tỉnh tốt hơn, đơn giản hơn nữa.

Cùng với đó, yêu cầu các cơ quan đơn vị trực thuộc phải thực hiện các TTHC ở mức độ 3, 4. Đối với Trung tâm tỉnh và các huyện phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thành lập tổ hỗ trợ người dân trong quá trình nộp hồ sơ mức độ 3, 4 nhất là các doanh nghiệp. Xem xét hỗ trợ cho bưu điện tham gia nhiều hơn nữa vào trong quá trình tiếp nhận và trả kết quả hành chính công. Ví dụ như hỗ trợ một phần kinh phí luân chuyển hồ sơ. Sử dụng hệ thống đồng bộ hơn nữa trong việc quản lý cán bộ công chức và đánh giá cán bộ công chức hàng năm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm, bộ phận…

- Xin cảm ơn ông!

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Yên Bái tạo sự khác biệt về thủ tục hành chính? tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714080732 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714080732 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10