10 sự kiện pháp luật nổi bật năm 2019

Huyền Trang 01/01/2020 13:05

Năm 2019 khép lại với hàng loạt sự kiện pháp luật nổi bật có tác động lớn tới xã hội. Trân trọng kính mời bạn đọc cùng Diễn đàn Doanh nghiệp điểm lại 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm qua.

1. Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Sáng 7/6/2019, tại trụ sở LHQ ở thành phố New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu nhằm chọn 5 nước vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ). Việt Nam là ứng viên duy nhất của châu Á và đã trúng cử với 192/193 phiếu.

Với số phiếu là 192/193, Việt Nam chính thức trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Với số phiếu là 192/193, Việt Nam chính thức trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Việc Việt Nam nhận được số phiếu ủng hộ áp đảo như vậy đã đáp ứng được kỳ vọng, mong mỏi của tất cả người dân Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm của Việt Nam với Liên Hợp quốc nói chung và HĐBA nói riêng trong nhiều năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Cũng trong năm 2019, tại Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và lễ chuyển giao vai trò chủ tịch ASEAN 2020 diễn ra ở Trung tâm hội nghị Grand Diamond Ballroom, thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 4/11/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận chiếc búa chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ nước chủ nhà Thái Lan.

2. Ký Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

Ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (IPA) sau hành trình 9 năm đàm phán. Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU; mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam.

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức được ký kết vào 16h45 chiều nay (30/6) tại Văn phòng Chính phủ, sau 9 năm đàm phán.

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức được ký kết vào ngày 30/6 sau 9 năm đàm phán.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

FTA thế hệ mới này không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Đồng thời, khi Hiệp định được thực thi, Việt Nam sẽ tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kỹ thuật cao của thị trường EU. Điều này tạo cho vị thế và sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam được nhân lên nhiều lần.

3. Ban hành Nghị quyết Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo đó, cuộc Cách mạng công nghiệp này mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội đất nước.

việc xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết này nhanh chóng vào cuộc sống lại có ý nghĩa quyết định.

Bộ Chính trị ngày 27/9 đã ban hành Nghị quyết số 52-Q/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cơ hội để Việt Nam tăng tốc, bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu.

Bộ Chính trị nhận định thời gian qua, nước ta đã đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn hạn chế. Nguyên nhân chính của những hạn chế nêu trên là do chủ quan.

4. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, năm 2019, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế với mức tăng 10 bậc và 3,5 điểm. Mức tăng của Việt Nam là nhiều nhất về điểm số và cũng là duy nhất trên thế giới. WEF đánh giá Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực.

Điểm đánh giá của Việt Nam vớip/12 cột trụ của WEF.

Điểm đánh giá của Việt Nam với 12 cột trụ của WEF.

Năm 2019, Chỉ số GCI của Việt Nam đạt 61,5/100 điểm, xếp vị trí 67 trên tổng số 141 quốc gia và nền kinh tế. So với năm 2018, Chỉ số GCI của Việt Nam tăng 3,5 điểm và xếp hạng tăng 10 bậc, mức tăng cao nhất trên thế giới trong năm qua.

Trong khu vực ASEAN, Xing-ga-po có điểm số cao nhất thế giới (84,8 điểm, xếp thứ nhất), tiếp theo là Ma-lai-xi-a (74,6 điểm, xếp thứ 27), Thái Lan (68,1 điểm, xếp thứ 40), In-đô-nê-xi-a (64,6 điểm, xếp thứ 50), Bru-nây (62,8 điểm, xếp thứ 56), Phi-líp-pin (61,9 điểm, xếp thứ 64), Cam-pu-chia (52,1 điểm, xếp thứ 106), Lào (50,1 điểm, xếp thứ 113).

Từ kết quả trên cho thấy, chỉ có Việt Nam cùng Xing-ga-po, Bru-nây, Lào, Cam-pu-chia là tăng điểm và cũng chỉ có Việt Nam cùng Xing-ga-po, Bru-nây và Cam-pu-chia là tăng bậc xếp hạng. Điểm số và thứ hạng của Việt Nam vượt bậc, rút ngắn đáng kể so với nhóm ASEAN 4, Trung Quốc và Ấn Độ.

5. Khai trương Cổng dịch vụ công Quốc gia

Sau 9 tháng tích cực triển khai, ngày 9/12, lễ khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia (địa chỉ: dichvucong.gov.vn) được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) được thiết lập tại một địa chỉ duy nhất, là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công (DVC) trực tuyến và giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC.

Chiều 9/12, lễ khai trương Cổng Dịch vụ công được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Chiều 9/12, lễ khai trương Cổng Dịch vụ công được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Ước tính, khi cổng dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động có thể tiết kiệm hơn 4.222 tỷ đồng mỗi năm, trong đó, tính riêng chi phí tiết kiệm được do thực hiện qua Cổng mang lại khoảng 1.736 tỷ đồng, đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng phải " bôi trơn" , "tham nhũng vặt "

Việc xây dựng Chính phủ điện tử mà trọng tâm là xây dựng Cổng DVCQG là bước đi rất quan trọng trong cải cách hành chính khi kết nối các dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương lên một địa chỉ duy nhất là Cổng DVCQG. Đây cũng là việc làm thể hiện tinh thần Chính phủ lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Cũng trong năm 2019, Văn phòng Chính phủ đã khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia nhằm tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, giảm thời gian, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý công việc.

6. Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Sáng 20/11/2019, với 90,06% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi). Bộ luật gồm 17 chương, 220 điều, quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Sáng nay (20-11, với 90,06% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 với nhiều nội dung liên quan mật thiết đến doanh nghiệp và người lao động.

Quốc hội vừa thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 với nhiều nội dung liên quan mật thiết đến doanh nghiệp và người lao động.

Về nghỉ lễ, tết, Bộ luật quy định: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết gồm: Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch); Quốc khánh 2 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Liên quan đến tuổi nghỉ hưu, Bộ luật quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

7. Đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp

Cũng trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi và trình hai Dự thảo Luật quan trọng là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, đối với nhóm quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định dự thảo Luật Đầu tư đã hoàn thiện quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện, cụ thể là:

Bổ sung quy định về hình thức áp dụng, nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi và trình hai Dự thảo Luật quan trọng là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi và trình hai Dự thảo Luật quan trọng là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan. Bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Đối với nhóm các quy định về ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư: Để bảo đảm thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng đồng thời tạo điều kiện để thu hút đầu tư theo mô hình, phương thức kinh doanh mới đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, dự thảo Luật đã hoàn thiện quy định về ngành, nghề đầu tư ưu đãi theo hướng:

Bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo hướng khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu và phát triển; bổ sung cơ chế cho phép Chính phủ quyết định ưu đãi đầu tư cao hơn để khuyến khích phát triển một ngành, địa bàn đặc biệt hoặc dự án đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

Bổ sung hình thức hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư trong trường hợp dự án bị ngừng kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

8. Đề xuất xây dựng luật đối tác theo phương thức công tư

Dự Luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (gọi tắt Dự Luật về PPP) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 và dự kiến thông qua vào kỳ họp đầu tiên của năm 2020.

Luật PPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khuân khổ pháp lý mới giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào các dự án PPP với vòng đời dài và nhiều rủi ro.

Luật PPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khuân khổ pháp lý mới giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào các dự án PPP với vòng đời dài và nhiều rủi ro.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, quy định chi tiết cho hoạt động PPP mới chỉ dừng ở cấp Nghị định, chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật (ngân sách Nhà nước, đầu tư, đầu tư công, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, đấu thầu...). Để tiếp tục thúc đẩy đầu tư PPP thì cần có khung pháp lý ổn định cho hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính ổn định của các pháp luật điều chỉnh hợp đồng.

Do đó, việc ban hành một đạo luật riêng để điều chỉnh hoạt động đầu tư PPP, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng là cần thiết với mục tiêu hình thành khung pháp lý ổn định, bền vững.

9. Chống gian lận xuất xứ để bảo vệ doanh nghiệp

Cùng với sức nóng của thương chiến Mỹ - Trung, các bộ ngành trong nước đã liên tục cảnh báo và áp dụng nhiều biện pháp mạnh chống gian lận xuất xứ. Nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo C/O (Chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa), ghi nhãn hàng hóa đã được cảnh báo và phát hiện.

Cũng trong năm qua, Tổng cục Hải quan đã cảnh báo 15 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo C/O cao. Bộ Công Thương cũng đã công bố Danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. 

Chống gian lận xuất xứ để bảo vệ doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua.

Chống gian lận xuất xứ để bảo vệ doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua.

Tháng 7/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".

Chưa bao giờ việc chống gian lận xuất xứ bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam, bảo vệ nền sản xuất trong nước lại nóng bỏng như năm nay. Bởi chỉ một phút lơ là, nguy cơ bị đối tác nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ, trừng phạt thì hậu quả khôn lường. Nhờ vậy, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường quan trọng vẫn được “chào đón”, và không ngừng mở rộng cả về giá trị lẫn sản lượng.

Ngăn chặn hàng nước ngoài, nhất là hàng Trung Quốc chất lượng kém “đội lốt” hàng Việt lừa dối người tiêu dùng là ngăn chặn nguy cơ phá hoại nền sản xuất trong nước, bảo vệ uy tín của thương hiệu Việt.

Ở trong nước, các vụ lớn về gian lận xuất xứ, giả mạo hàng hóa “made in Vietnam” để tiêu thụ trong nước cũng liên tục nóng. Một hãng thời trang gây sốc toàn thị trường khi bị nghi vấn cắt mác hàng Trung Quốc sau đó đã âm thầm đóng cửa toàn hệ thống. Sự việc nhắc lại vụ án đình đám về gian lận xuất xứ Khaisilk vẫn chưa có kết quả xử lý cuối cùng.

Ầm ĩ nhất 2019 liên quan đến gắn mác "made in VietNam" và xuất xứ hàng hóa những nghi vấn quanh vụ Asanzo. Tranh cãi không chỉ giữa DN - cơ quan quản lý mà cả giữa cơ quan nhà nước về quy định xuất xứ, nhãn mác. Qua vụ Asanzo cho thấy chưa hề có quy định nào rõ ràng về việc này. Từ đây, đặt ra yêu cầu bức thiết cần có một văn bản quy phạm pháp luật để xác định thế nào là sản phẩm của Việt Nam, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam một cách rõ ràng và phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ vướng mắc phát sinh trong thực hiện chính sách phát triển thủy sản

    00:02, 28/12/2019

  • Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2020

    14:36, 28/12/2019

10. Xét xử sơ thẩm thương vụ Mobifone mua AVG

Ngày 16/12, TAND Thành phố Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 đồng phạm trong vụ án MobiFone mua AVG.

Đây là một vụ án đi vào lịch sử ngành Tư pháp nước nhà, khi lần đầu tiên, hai cựu Bộ trưởng cùng gần chục cán bộ cấp vụ, cục ngồi ghế bị cáo.

Theo cáo trạng ký ngày 17/10 của VKSND Tối cao, ngày 27/1/2015, ông Lê Nam Trà (Chủ tịch Tổng công ty Viễn thông MobiFone) xin Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) phê duyệt chủ trương cho đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số.

Hai tuần cuối cùng của năm 2019, thương vụ MobiFone mua AVG được đưa ra xét xử đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận và truyền thông cả nước.

Hai tuần cuối cùng của năm 2019, thương vụ MobiFone mua AVG được đưa ra xét xử đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận và truyền thông cả nước.

Theo đó, năm 2015, Mobifone chi 8.900 tỷ đồng để thực hiện dự án mua 95% cổ phần của AVG. Bộ TT&TT có trách nhiệm chỉ đạo Mobifone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng.

Do có mối quan hệ với ông Phạm Nhật Vũ (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG), ông Nguyễn Bắc Son (Bộ trưởng Bộ TTTT) đã giới thiệu và định hướng MobiFone mua cổ phần của AVG. Ông Nguyễn Bắc Son cũng giới thiệu Phạm Nhật Vũ đến gặp chủ tịch MobiFone để chào bán cổ phần.

VKSND cáo buộc quá trình thực hiện dự án này, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 11 bị can là cựu lãnh đạo, cán bộ Mobifone và AVG đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG. Hành vi vi phạm của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thiệt hại tài sản của Nhà nước hơn 6.590 tỷ đồng.

Khi thương vụ thành công, ông Son đã nhận hối lộ 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ. Số tiền này, ông Son khai đưa cho con gái và dặn con không được gửi tiết kiệm. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, con gái ông Son phủ nhận việc đã cầm 3 triệu USD từ cha. Đến nay, tài liệu thu thập được chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với con gái ông Son nên VKSND đề nghị làm rõ tại tòa.

Ngoài ra, bị can Phạm Nhật Vũ đã hối lộ ông Lê Nam Trà (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone) 2,5 triệu USD, hối lộ Cao Duy Hải (nguyên Tổng Giám đốc MobiFone) 500.000 USD và đưa cho ông Trương Minh Tuấn 200.000 USD.

Đặc biệt là khi thực hiện thương vụ, ông Vũ tìm cách đàm phán với Mobifone rồi đưa ra thông tin AVG đang được đối tác nước ngoài hỏi mua với giá 700 triệu USD. Còn doanh nghiệp này đã nhận 10 triệu USD tiền đặt cọc. Ông Vũ cũng nhiều lần liên hệ, trao đổi, đề nghị các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và dàn lãnh đạo Mobifone thúc đẩy việc mua bán cổ phần được nhanh chóng.

Quá trình truy tố, bị can Nguyễn Bắc Son không thừa nhận bản thân là chủ mưu vụ án. Tuy nhiên, VKS có đủ căn cứ xác định ông Son là người chỉ đạo, quyết định và thúc đẩy việc mua cổ phần của AVG, quyết liệt chỉ đạo cấp dưới thực hiện. Trong vụ án, ông Son là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Đến sáng ngày 27/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành tuyên án. AND Hà Nội tuyên ông Nguyễn Bắc Son 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và chung thân tội "Nhận hối lộ". Hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là chung thân.

Ông Trương Minh Tuấn lĩnh 6 năm tù tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và 8 năm tù tội "Nhận hối lộ". Tổng mức án là 14 năm tù.

Bị cáo Cao Duy Hải bị tuyên phạt 4 năm tù tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", 10 năm tù tội "Nhận hối lộ". Tổng mức án là 14 năm tù.

Phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", Phạm Đình Trọng lĩnh 5 năm tù, Phạm Thị Phương Anh 2 năm 6 tháng, Nguyễn Mạnh Hùng 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Bảo Long 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Đăng Nguyên 2 năm tù, Phan Thị Hoa Mai 2 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn 2 năm 6 tháng tù. Cùng tội danh trên, Giám đốc và giám định viên Công ty AMAX là Võ Văn Mạnh và Hoàng Duy Quang lần lượt lĩnh 3 năm 6 tháng và 3 năm tù.

Còn bị cáo Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch AVG, bị tuyên phạt 3 năm tù về tội "Đưa hối lộ".

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
10 sự kiện pháp luật nổi bật năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO