Việt Nam và Hoa Kỳ có mối quan hệ trên cả đặc biệt, và nếu như cả hai bên không có những con người cầu tiến thì không chắc có hình hài mối quan hệ Đông- Tây tốt đẹp như ngày hôm nay.
Năm 2020 là năm kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ. Dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng cả Mỹ và Việt Nam vẫn dự kiến tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm.
“Người Mỹ trầm lặng” là tên một bộ phim về đề tài chiến tranh Đông Dương do đạo diễn Phillip Noyce thực hiện chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Anh, Graham Greene. Bộ phim này đã chạm tới cảm xúc của cả người Mỹ và người Việt.
Không chỉ trên phim ảnh, mà vẫn còn những người Mỹ trầm lặng khác ngoài đời thực đã hành động để hàn gắn vết thương chiến tranh. Họ đã góp phần thay đổi cách nhìn của Mỹ về một quốc gia nhỏ bé và kiên cường ở Đông Nam Á.
Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 6 năm thiết lập và triển khai quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt - Mỹ đã đạt những kết quả tích cực ở trên cả bình diện song phương và đa phương.
Một trong những số đó là Thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain, tù nhân Hỏa Lò hơn 5 năm. Khi lái máy bay oanh tạc Miền Bắc, ông bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch, gãy 2 tay và 1 chân. Khi được thả, ông hoàn toàn khỏe mạnh dưới sự giúp sức của các bác sĩ người Việt trong điều kiện thiếu thốn trăm bề.
Chính ông là lớp cựu binh đầu tiên thay đổi cách nhìn về chiến tranh Việt Nam và bắt đầu nhận thấy sai lầm của người Mỹ. Chính McCain đã nỗ lực không biết mệt mỏi để bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và thúc đẩy hai nước trở thành những đối tác thân cận sau gần nửa thế kỷ.
Thêm một nhân vật nổi tiếng khác là Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, từng là viên sĩ quan hải quân trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 1968. Kerry giành được những huân, huy chương khi chiến đấu ở đây, nhưng chính ông lại tham gia quyết liệt nhất vào phong trào phản chiến dưới đường phố Washington cũng như thúc đẩy bình thường hoá quan hệ hai nước.
Hậu chiến tranh, Việt Nam may mắn có được lớp lãnh đạo mẫn tiệp, tầm nhìn xa, trông rộng như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà ngoại giao xuất sắc Tôn Nữ Thị Ninh, phía bên kia là “hai anh bạn John” (theo cách gọi của bà Ninh) và Tổng thống Bill Clinton. Họ đã giúp Việt - Mỹ từ thù thành bạn.
Đương nhiên, người Việt không thể nào quên lịch sử, vì chính lịch sử sẽ chỉ dường dẫn lối cho hiện tại. Nhưng mối quan hệ Việt- Mỹ, kể cả khi chiến tranh lẫn hòa bình, đã cho thấy cách mà người Việt yêu chuộng hòa bình, tiến bộ. Phẩm cách này đã thay đổi thái độ của người Mỹ.
Làm thế nào để chuyển hóa mối thù sâu sắc thành đối tác tin cậy nhanh như Việt-Mỹ? Không có gì lớn lao bằng sự chân thành và cởi mở của chúng ta, buộc người Mỹ phải đặt mình vào vị trí của đối phương, mà nói như J. Kerry “nhìn đất nước của họ như cách họ nhìn”.
Việt - Mỹ đã từng có quá khứ rất đau buồn, thậm chí hai bên còn có thời gian là cựu thù của nhau, không nhìn nhau, chỉ chiến đấu với nhau nhưng đến hôm nay, hai nước đã ngồi lại được với nhau. Điều này cho thấy, dù thế giới có hỗn loạn, xung đột nhưng hòa bình, hợp tác là con đường tất yếu.
Mối quan hệ Việt-Mỹ cũng là luận cứ để rút ra kết luận rằng, nước lớn - nếu nhìn thế giới bằng con mắt kẻ cả - không sớm hay muộn cũng chuốc lấy thất bại. Bởi sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc là có lý do chính đáng mà tạo hóa đã ấn định.
Kỳ II: Định hình tương lai qua các con số
Có thể bạn quan tâm